Thần y Lương Sơn Bạc: Tài năng y thuật vượt cả Hoa Đà
Những “cựu thù” bằng mặt không bằng lòng trên Lương Sơn Bạc / Mê tung quyền vang danh thiên hạ nhờ vị anh hùng Lương Sơn bạc này
An Đạo Toàn: Thần y của Lương Sơn
Những tác phẩm đỉnh cao của văn hóa lịch sử Trung Quốc luôn có sự xuất hiện của các thần y siêu hạng. Như Biển Thước - thời Chiến Quốc, trong Sử Ký của Tư mã Thiên. Như Hoa Đà cuối Đông Hán và Tam Quốc trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Hay Lý Thời Trân – tác giả cuốn “Bản thảo cương mục” lưu danh hậu thế - nhân vật được nhắc tới thường xuyên trong thơ ca, kịch nghệ thời Minh.
Thần y An Đạo Toàn, tài năng y thuật không thua huyền thoại Hoa Đà.
Thủy hử của Thi Nại Am cũng có một thần y với tài năng y thuật “trăm năm có một”, được coi là người có thể trị bách bệnh thời Tống. Đó là An Đạo Toàn. Nhưng khác với Hoa Đà, Biển Thước hay Lý Thời Trân, An Đạo Toàn là nhân vật hoàn toàn được hư cấu bởi tác gia họ Thi, không phải là danh nhân có thật trong lịch sử Trung Quốc. Và bởi vì là hư cấu nên tài y thuật của An Đạo Toàn có thẻ nói là xuất quỷ nhập thần, không gì là không thạo.
An Đạo Toàn “ra mắt” ở hồi 64, nhân chuyện Nghĩa quân Lương Sơn đang đánh phủ Đại Danh thì Tống Giang đột ngột ngã bệnh. Thủy Hử viết về tình trạng Tống Giang như thế này: “Sáng hôm sau Tống Giang bỗng thấy tinh thần mỏi mệt, mình nóng như sôi, đầu nhức như búa bổ, nằm liên miên ở giường mà không muốn dậy. Khi các tướng nom đến Tống Giang thấy đằng sau lưng có một mụn như hạt đậu nổi lên, đỏ vầng như viên than nóng”.
Và sau đó là cách An Đạo Toàn hiện ra, gián tiếp, qua lời kể của Lãng Lý Bạch Điều Trương Thuận: “Khi trước mẹ tôi ở Tầm Dương, bị cái hậu bối, thuốc men mãi không khỏi bệnh, sau mới được ông An Đạo Toàn ở phủ Kiến Khang đến chữa, thì bệnh lập tức khỏi ngay, từ đó tôi lấy làm cảm phục ông ta, mà kiếm được tiền nong là đem đến biếu. Nay bệnh huynh trưởng như vậy, tưởng có người ấy đến, thì thế nào cũng khỏi”.
An Đạo Toàn bị Trương Thuận đổ tội giết người phải lên nhập Lương Sơn nhập hội.
Sau đó, Trương Thuận tới Kiến Khang tìm An Đạo Toàn, thuyết phục Thần y tới Lương Sơn không được “Lãng lý bạch điều” đã ra tay giết người tình của họ An – ca nữ Lý Xảo Nô và người nhà của nàng ta, sau đó viết dòng chữ bằng máu “Kẻ giết người là An Đạo Toàn” trên tường nhà. Cùng đường tuyệt lộ, An Đạo Toàn đành chấp nhận lên Lương Sơn nhập bọn.
Dĩ nhiên, ngay khi gặp Tống Giang và chẩn bệnh, tài nghệ của An Đạo Toàn lập tức được thi triển. Thủy Hử viết: “An Đạo Toàn xem mạch cẩn thận rồi nói với các vị Đầu Lĩnh rằng: - Các ngài không phải ngại mạch nầy không có việc gì cả. Bề ngoài tuy bệnh thế trầm trọng, song mạch vững vàng... Tôi không dám nói khoác, chỉ trong vòng mười hôm nữa thì có thể khỏi. An Đạo Toàn trước hết lấy kim chích hết độc khí, rồi dùng thuốc đồ dịch ở ngoài rồi cho thuốc đồ tể ở trong. Được năm hôm thì nước da đã hơi đo đỏ, mà thịt đã nhuận hơn, rồi mươi hôm thì lại ăn uống được như cũ”.
Tài năng & hậu vận của An Đạo Toàn
Thực tế thì ngoài lần chữa bệnh cho Tống Giang, Thi Nại Am không dành nhiều đất để miêu tả chi tiết về tài nghệ y học của An Đạo Toàn, chỉ biết rằng “Thần y” này sau khi phân thứ hạng đầu lĩnh Lương Sơn được ngồi ghế khá cao (hạng 56), giữ tới 4 chức vụ khác nhau ở “Bến nước”: Chưởng quản giám tạo, Chư Sự Đầu lĩnh, Chuyên trị Y tật, Nội Ngoại Y Sĩ. Tóm lại, chuyện sức khỏe, bệnh tật trị thương của 108 vị anh hùng và quân sĩ Lương Sơn, một tay An Đạo Toạn lo hết. Vai trò của chàng ta, vì thế, là vô cùng quan trọng.
Tống Giang bệnh nặng, chờ chết nhưng An Đạo Toàn xuất hiện, giải nguy thành an.
Đến phần Hậu thủy Hử, tài nghệ y thuật của An Đạo Toàn cũng chỉ được nhắc tới thoáng qua, trong mỗi lần các đầu lĩnh đánh trận bị thương hay qua chuyện trị bệnh mất ngủ của “Một Vũ Tiễn” Trương Thanh. Và phải tới hồi 114, khi nghĩa quân Lương Sơn chuẩn bị đánh thành Hàng Châu và An Đạo Toàn được lệnh Vua triệu về cung, thì tầm vóc của “Thần Y” mới hiện ra một cách rõ ràng qua 8 câu thơ cảm thán của Thi Nại Am:
Yên Tử bao xanh dược nghệ tinh.
Sơn Đông thang thuốc nổi thanh danh.
Thương Công mạch pháp tài chưa sánh.
Kế Tử cao đan thuộc kém nhanh.
Xương nát đứng xem liền một mối.
Thịt tan chốc thấy vết thương lành.
Lương Sơn kết nghĩa bền như đá.
Viễn biệt khôn nguôi nặng nghĩa tình.
An Đạo Toàn là đầu lĩnh Lương Sơn có hậu vận thuộc loại tốt nhất.
Hình ảnh An Đạo Toàn, qua bài thơ của Thi Nại Am, hiện lên như một thần y có năng lực siêu phàm, vừa giỏi trong việc trồng thuốc, bốc thuốc trị nội ngoại thương, lại bắt mạch, châm cứu, nắn xương, phẫu thuật (…) đều tuyệt đỉnh. Tài năng y thuật của nhân vật hư cấu này, thậm chí còn xuất sắc và đa nghệ hơn so với các huyền thoại như Hoa Đà hay Biển Thước.
An Đạo Toàn là 1 trong số ít những đầu lĩnh Lương Sơn không tham gia trận chiến cuối cùng hạ Phương Lạp. Va khi về triều, họ An, với tài năng y thuật của mình, được phong tới chức Thái y Kim Tử, đứng đầu trong đội ngũ bác sĩ của Hoàng cung, hàm Chính Ngũ Phẩm. So với các huynh đệ Lương Sơn về triều nhậm chứ, An Đạo Toàn chính là người có hậu vận tốt hơn cả!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Loài người chưa từng biết ẩn nấp ở châu Á suốt 100.000 năm