Khám phá

Thấy giếng phát ra tiếng động lạ, quân lính xuống kiểm tra bỗng phụt lên dòng nước đen kịt: Bí ẩn này là gì?

ẩn chứa rất nhiều bí mật đặc biệt, đã có nhiều bí mật được kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học tiên tiến hiện nay nhưng vẫn còn đó 3 điều chưa được giải đáp.

Phát hiện công cụ đá kỳ lạ trong mỏ vàng cách đây 1 triệu năm / Điệu nhảy kỳ lạ của người Ả Rập có sử dụng súng khiến du khách ngạc nhiên

Lịch sử Trung Quốcẩn chứa rất nhiều bí mật đặc biệt, đã có nhiều bí mật được kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học tiên tiến hiện nay nhưng vẫn còn đó 3 điều chưa được giải đáp.
Ba bí ẩn thách thức giới khảo cổ Trung Quốc: Một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, bí ẩn còn lại biến mất một cách thần bí - Ảnh 1.
Di tích giếng kỳ lạ Tỏa Long Tĩnh. Ảnh: Sohu.

1. Giếng lạ ở Bắc Kinh

Ở khu vực Bắc Kinh có một cái giếng đặc biệt, mặc dù bề mặt giếng không có gì nổi bật, nhưng bên trong lại ẩn chứa bí mật khiến mọi người ngỡ ngàng.

Người dân nơi đây kể lại rằng, trước đây có một con rồng già đã bị nhốt xuống giếng bằng dây xích dài. Nếu kéo xích sắt lên khỏi miệng giếng, rồng sẽ giận dữ, phát ra tiếng gầm và phun nước lên.

Ba bí ẩn thách thức giới khảo cổ Trung Quốc: Một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, bí ẩn còn lại biến mất một cách thần bí - Ảnh 2.
Hình ảnh trước kia của giếng. Ảnh Sohu.

Trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc, dường như họ không tin vào câu chuyện này, đã ra lệnh đã bắt người dân phải kéo hết dây xích lên nhưng kéo mãi mà vẫn không hết được xích. Người Nhật quyết định đưa lính xuống kiểm tra giếng.

 

Chưa xuống được bao lâu, giếng bỗng phun lên dòng nước đen kịt và phát ra tiếng lạ như tiếng con rồng khổng lồ gầm rú. Lính Nhật sợ hãi lần lượt bỏ chạy, không còn cách nào khác họ đành là phải đưa lại dây xích sắt xuống giếng.

Ba bí ẩn thách thức giới khảo cổ Trung Quốc: Một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, bí ẩn còn lại biến mất một cách thần bí - Ảnh 3.
Lối đi vào lăng Càn Lăng. Ảnh: Sohu.

2. Bia mộ của Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên trước kia chỉ là một phi tần ở Hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau này đã trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị và cuối cùng nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

 

Vị nữ hoàng đế vĩ đại này được an táng tại lăng Càn Lăng nay thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Hiện nay lăng Càn Lăng đã trở thành một trong những địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch tham quan mỗi năm.

Ba bí ẩn thách thức giới khảo cổ Trung Quốc: Một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, bí ẩn còn lại biến mất một cách thần bí - Ảnh 4.
Tấm bia đá bí ẩn tại lăng mộ Võ Tắc Thiên. Ảnh: Sohu.

Thông thường, một văn bia được dựng trước lăng mộ của hoàng đế để ghi lại những thành tựu to lớn mà người đó đã làm được trong suốt cuộc đời trị vị. Tuy nhiên, không có gì được viết trên văn bia của Võ Tắc Thiên, điều này cũng khiến các nhà sử học bối rối.

Mặc dù không có thông tin xác thực điều bí ẩn này nhưng dân gian đã đưa hai giả thuyết: một là Võ Tắc Thiên đã làm quá nhiều điều không thể ghi đủ, hai là bà tin rằng những thành tựu to lớn của mình không cần ghi lại vẫn sẽ được thế hệ sau biết đến.

 

3. Vương quốc cổ đại Loulan

Ba bí ẩn thách thức giới khảo cổ Trung Quốc: Một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, bí ẩn còn lại biến mất một cách thần bí - Ảnh 6.
Hình ảnh còn lại của vương quốc cổ đại Loulan. Ảnh: Sohu.

Loulan là một vương quốc cổ đại rất rộng lớn và giàu có. trên một thành phố ốc đảo dọc theo Con đường Tơ lụa được biết đến vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên ở rìa đông bắc của Sa mạc Lop.

Vào năm 630 sau Công Nguyên, vương quốc đột nhiên biến mất một cách bí ẩn và không còn được nghiên cứu khảo cổ cho đến sau Trung Quốc thống nhất. Những điều phát hiện được ở vương quốc này cũng như lý do biến mất đã trở thành một bí ẩn lớn.

 

Ba bí ẩn thách thức giới khảo cổ Trung Quốc: Một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, bí ẩn còn lại biến mất một cách thần bí - Ảnh 8.
Tàn tích còn lại của vương quốc từng rất hưng thịnh. Ảnh: Sohu.

Nhiều ý kiến cho rằng, thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh là nguyên nhân chính đã biến vương quốc Loulan cổ kính này trở thành một đống đổ nát.

Đến nay, thế giới đã vào cuộc tìm kiếm nhưng mọi suy luận đưa ra đều vẫn dựa trên phỏng đoán và chưa có bằng chứng xác thực nguyên nhân biến mất của vương quốc cổ đại này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm