Khám phá

Thấy viên ngọc đẹp mê hồn ở mộ cổ, các nhà khoa học "mặt cắt không còn giọt máu" chỉ ra những điểm đáng sợ

Điều gì mà lại khiến những nhà khoa học kỳ cựu "chẳng sợ trời sợ đất" phải kinh hãi mà bỏ chạy khỏi viên ngọc này.

Mộ cổ của Tần Thủy Hoàng xuất hiện 'thần dược' màu đỏ, chuyên gia nhìn đã thấy 'lạnh sống lưng' / Phát hiện tranh tường tuyệt đẹp và kho báu trong hơn 400 ngôi mộ cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nhắc tới "huyết ngọc" (bloodstone), người ta nghĩ ngay đến miếng ngọc quý được chế tác làm đồ trang sức, có ý nghĩa đặc biệt về cả tinh thần lẫn sức khoẻ. Dẫu vậy không phải huyết ngọc nào cũng sáng trong và đáng để người ta tìm cách sở hữu cho bằng được. Ở thập niên 80 ở Trung Quốc, có một viên ngọc từng khiến giới khảo cổ kinh hãi, các nhà khoa học "nổi da gà" vì câu chuyện rùng rợn nhuốm màu huyền bí phía sau.

Năm ấy có một ngôi mộ cổ được phát hiện ở Mao Sơn, thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Trong lúc công tác khai quật mộ gần kết thúc, một người trong đoàn phát hiện có mảnh ngọc màu đỏ thẫm ở ngay dưới chân.

Thấy viên ngọc đẹp mê hồn ở mộ cổ, các nhà khoa học mặt cắt không còn giọt máu chỉ ra những điểm đáng sợ - Ảnh 2.

Đây là một viên ngọc bội to gần bằng quả trứng. Sắc màu ngọc đỏ tươi, tròn và bóng, chất lượng khá tốt. Trong khi những người xung quanh còn đang đoán giá đoán non về xuất xứ của vật thể này thì một chuyên gia trong đoàn bỗng tái mặt. Hoá ra đây chính là "Huyết ngọc" đáng ghê sợ trong truyền thuyết.

Tương truyền rằng người xưa khi chết sẽ được đặt vào miệng một miếng ngọc. Thời gian trôi đi, máu từ xác chết nhuộm đỏ viên ngọc và biến chúng trở thành "Huyết ngọc". Theo Đạo giáo, loại ngọc này thường được các đạo sĩ hoặc thầy trừ tà sử dụng bởi những công năng nhuốm màu tâm linh. Còn đối với người thường, đây chẳng khác gì thỏi nam châm hút những điều xui xẻo.


Có thể nói những yếu tố siêu nhiên của miếng ngọc đã khiến các nhà khoa học kinh khiếp. Họ còn cho rằng vật này có khả năng thu hút những nguồn năng lượng xấu, để lâu hoá thành ác vật, đem tới những hậu hoạ khôn lường.

Tạm gạt bỏ câu chuyện dị thường trên qua một bên, việc nhiều người sử dụng những viên ngọc lạ, không rõ nguồn gốc để chế tác đồ trang sức không phải chuyện hiếm. Xét về phong thuỷ, nhiều viên ngọc không hợp bản mạng người đeo sẽ rước về cho chủ nhân những điều kém may mắn. Bên cạnh đó, đeo ngọc giả lâu ngày dễ khiến người đeo bị dị ứng, nổi mẩn da... khi tiếp xúc với các chất hoá học độc hại.


Thời xưa, việc đeo ngọc ngoài để làm đẹp còn thể hiện sự cao sang, phú quý của người đeo. Hoàng hậu Uyển Dung cuối triều nhà Thanh nổi tiếng với BST trang sức từ ngọc với hàng trăm món


Được diện kèm triều phục và cát phục, những món trang sức từ ngọc bích, ngọc trai, châu trắng tinh xảo... phát huy hết nét tinh tế của chúng



Trang sức ngọc thể hiện các phẩm chất cao quý như: nhân, nghĩa, lễ, trí. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa về phong thuỷ, giúp xua đuổi tà ma. Ứng dụng ngọc trong trang sức gồm có trâm cài tóc, mặt dây chuyền, nhẫn hay chỉ đơn giản là dây đeo túi

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm