Khám phá

Thế cục chiến tranh thế giới 2 suýt bị phá hỏng do điệp viên cãi vợ

Nếu như không có sự nhanh trí của một điệp viên thì chiến tranh thế giới thứ 2 đã chuyển sang một kết cục khác bởi điệp viên... cãi vợ.

Vụ thảm sát hàng vạn người Do Thái chứa đựng bí ẩn 'kinh hoàng' / 'Thương tâm' trước thảm họa chìm tàu khủng khiếp nhất thế kỷ

Theo tài liệu được công bố, Juan Pujol, có mật danh Garbo, là một trong những "tài sản" quý báu nhất trong tình báo Anh M15 thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Trong D-Day Normandy, Juan Pujol đã cung cấp những thông tin sai lệnh đánh lạc hướng quân đội Đức Quốc xã giúp chiến dịch thành công.

Điệp viên Garbo và vợ Araceli. Ảnh: /thoibao.today.

Điệp viên Garbo và vợ Araceli. Ảnh: /thoibao.today.

Khi bị giam lỏng ở ngôi nhà tại London nhằm bảo vệ danh tính, vợ của Garbo tên là Araceli đã nổi điên và dọa sẽ tới đại sứ quán Tây Ban Nha tiết lộ tất cả. Vụ cãi cọ xảy ra vào tháng 6.1943.Araceli dọa rằng sẽ kể cho mọi người biết kế hoạch đổ bộ này nếu như không cho cô tới thăm mẹ mình. Thời điểm đó vợ Garbo cùng chồng ở Harrow, tây bắc London và có nhiệm vụ quản lý một nhóm các tình báo viên gửi tín hiệu sai lạc nhằm đánh lạc hướng quân Đức.Thông tin sai lệch này giúp phát xít Đức bị lừa về địa điểm đổ bộ thật sự trong ngày D-Day tháng 6.1944. Thành công này giúp Thế chiến II xảy ra như dự kiến.

Tuy nhiên, suýt chút nữa là các sử gia đã phải viết lại toàn bộ do Araceli quá nhớ nhà và áp lực vì bị giam lỏng.

Trong một hồ sơ mật được Cục lưu trữ Quốc gia Anh công bố, vụ cãi cọ giữa Juan và vợ cũng được ghi lại cẩn thận. “Tôi không muốn ở chung lâu hơn 5 phút với chồng mình”, Araceli hét lên với một tình báo viên MI5 của Anh, Tomas Harris. “Tôi sẽ tới đại sứ quán Tây Ban Nha dù có bị giết đi chăng nữa”.

Điệp viên Garbo đã " đặt bẫy" để vợ giữ im lặng bằng cách, anh nói với vợ rằng đã thông báo với Araceli rằng chồng cô đã bị sa thải. Để chắc chắn hơn,Garbo đã lên kế hoạch thuyết phục Araceli rằng sự việc vỡ lở, ông sẽ bị bắt ngay lập tức. Mỗi lần tới thăm chồng, Araceli đều bị bịt mắt và tin rằng mình đang giúp ích cho công việc của chồng.

“Juan Garbo nói với vợ rằng không có thời gian để cãi cọ. Nếu tên của cô bị đề cập thêm một lần nào nữa, Garbo sẽ yêu cầu tống giam vợ mình”, Harris nói. “Vợ Garbo về nhà, rất háo hức chờ đợi chồng và không còn xảy ra tranh cãi nữa”.

 

Như vậy, điệp viên Garbo không những đánh lừa Phát xít Đức về địa điểm đổ bộ thật sự trong ngày D-Day tháng 6.1944. Mà còn "đánh lừa" vợ phải giữ im lặng. Với sự đóng góp của ông trong chiến dịch D-Day, ông được xem là điệp viên hai mang xuất sắc nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm