Khám phá

Thế giới phát hiện thêm 600 nghìn tấn kho báu, Việt Nam nắm một mỏ lớn thứ 2 toàn cầu, nay làm chủ công nghệ tái chế hiện đại nhất

Việt Nam hiện sở hữu một mỏ kho báu lớn thứ 2 thế giới.

Vị Đại tá duy nhất chào điều lệnh quân đội bằng tay trái, tên được đặt cho đường phố khi còn sống / Cái tên được đặt nhiều nhất ở Việt Nam: Nam hay nữ đều hợp, 5 triệu người ra đường là trùng tên

Thế giới phát hiện thêm 600 nghìn tấn kho báu, Việt Nam nắm một mỏ lớn thứ 2 toàn cầu, nay làm chủ công nghệ tái chế hiện đại nhất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo dữ liệu mới nhất của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, thế giới hiện có khoảng 4,4 triệu tấn vonfram, tăng 600 nghìn tấn so với năm ngoài (3,8 triệu tấn). Trong đó, 5 quốc gia có trữ lượng volfram lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (1,8 triệu tấn), Úc (570 nghìn tấn), Nga (400 nghìn tấn), Việt Nam (74 nghìn tấn), Tây Ban Nha (66 nghìn tấn) và Hàn Quốc (29 nghìn tấn).

Vonfram được dùng làm vật liệu chống mài mòn, sử dụng trong các ngành công nghiệp gia công kim loại, khai thác mỏ, dầu khí và xây dựng. Đây là loại kim loại gần như không thể thay thế trong một loạt các ứng dụng công nghiệp như sản xuất máy hiệu suất cao và các hợp kim thép. Vì vậy, volfram còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp như ô tô, năng lượng, xây dựng, hàng không vũ trụ cũng như các ứng dụng hàng không và sản xuất điện.

Tại Việt Nam, Thái Nguyên là tỉnh đang nắm giữ trữ lượng volfram lớn nhất của cả nước, nắm tới 90% trữ lượng của cả nước. Trang thông tin điện tử huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết, sản lượng vonfram từ mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên chiếm khoảng 33% sản lượng vonfram toàn cầu nếu không tính nguồn cung từ Trung Quốc, có quy mô lớn thứ 2 thế giới. Đây là một trong những mỏ có trữ lượng volfram đã được nhận diện lớn nhất thế giới ở ngoài Trung Quốc.

Đáng chú ý, Masan High-Tech Materials (MHT) đang làm chủ công nghệ tái chế Vonfram số 1 thế giới, UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết. Làm chủ công nghệ tái chế Vonfram đẳng cấp, Masan High-Tech Materials xác định tái chế là trụ cột chiến lược sẽ mang lại thành công cả về doanh thu và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường vật liệu công nghệ cao toàn cầu.

Bằng các dự án nghiên cứu và thí nghiệm mô phỏng, đến nay NHT đã phát triển và hoàn thiện quy trình tái chế, cho phép thu hồi toàn bộ Lithium, Niken, Đồng, Coban, Mangan từ các sản phẩm pin thải; đồng thời phát triển các công thức tinh luyện đặc thù nhằm đạt được hiệu quả thu hồi Volfram cao hơn.

 

MHT hiện sở hữu công nghệ tái chế mới đối với bùn chứa coban và chất đen của pin thải. Công nghệ mới này hứa hẹn có thể tái chế nhiều loại bột dụng cụ cắt cứng khác nhau, đồng thời chất đen của pin thải có tác động ít hơn tới môi trường so với các công nghệ tái chế truyền thống. Giới khoa học nhận thấy công nghệ này có tiềm năng “thay đổi cuộc chơi” về tái chế Đồng, Coban, Niken, Mangan, Liti, ... trên thị trường toàn cầu.

Những thành tựu công nghệ này giúp Masan High-Tech Materials không còn phụ thuộc vào khai thác khoáng sản trong tự nhiên mà cho phép đẩy mạnh mô hình kinh doanh tuần hoàn thông qua khai thác mỏ phế thải ngay tại khu vực đô thị, thu gom, xử lý chất thải sản xuất và tái chế phế liệu, trả lại nguyên liệu sản xuất, các tài sản cuối vòng đời trở thành nguồn nguyên liệu tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới.

MHT đang nỗ lực thực hiện để thực hiện tham vọng xây dựng nhà máy tái chế vonfram, đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu thế giới về cung ứng volfram chất lượng cao và bền vững. Hiện nay, MHT đang tiếp tục cùng với công ty thành viên H.C. Starck (Goslar, Đức) nghiên cứu triển khai dự án xây dựng nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên và lớn nhất châu Á tại Việt Nam.

Về công nghệ của nhà máy tái chế Vonfram tại Thái Nguyên, trước mắt được áp dụng từ H.C. Starck (Đức), đây là một trong số ít các công ty sở hữu các sáng chế độc quyền và có nền tảng tái chế Volfram toàn diện và thân thiện với môi trường. Hiện nay, công nghệ liên tục được cải tiến và đổi mới để xây dựng các quy trình thân thiện với môi trường dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển về tái chế hàng đầu thế giới tại Đức, cũng như hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm