Thi hài tân nương 5 tuổi được phát hiện trong mộ cổ với nhiều trang sức vàng, hé lộ giai đoạn lịch sử đầy thương tâm thời Trung Quốc cổ đại
Khu rừng tự sát Aokigahara: Nơi tăm tối và im lặng tuyệt đối với những câu chuyện rùng rợn đầy ám ảnh / Ai Cập khai quật tượng của Thần Nefertum tại vùng Saqqara
Trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, phương thức tang lễ phổ biết nhất là chôn cất xác người chết. Người xưa thường đặt một số vật phẩm riêng biệt trong mộ để người chết có thể "hưởng thụ" sau khi chết. Đặc biệt đối với những người có thân phận cao quý hơn, vật phẩm chôn cùng có thể thể hiện rõ địa vị xã hội của họ.
Năm 2003, khi một đội xây dựng ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) tiến hành tu bổ nơi cư ngụ của nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn Vương Hi Chi đã phát hiện 1 ngôi mộ cổ ở đây.
Trong ngôi mộ có 2 chiếc quan tài rất nhỏ, chúng thuộc về 2 đứa bé, 1 đứa chỉ vừa tròn 1 tuổi và đứa còn lại 2 tuổi. Ở một hướng khác trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hài cốt của một tân nương 5 tuổi. Hài cốt của 3 đứa bé có tuổi đời quá nhỏ đã gây sốc cho các chuyên gia: Tại sao chúng còn bé như thế đã xuất hiện trong ngôi mộ cổ? Tại sao bé gái mới 5 tuổi mà đã trở thành tân nương?
Sau khi tham khảo các thông tin liên quan, cuối cùng các chuyên gia đã tìm ra bí mật của ngôi mộ cổ này, hé lộ một giai đoạn lịch sử vô cùng thương tâm. Hóa ra, chủ nhân của ngôi mộ là Tư Mã Duệ, Hoàng đế khai quốc của Đông Tấn. Và ngôi mộ cổ được xây dựng dành cho con trai yêu quý của ông là Tư Mã Hoán và cháu trai Tư Mã An Quốc.
Theo ghi chép trong Tấn thư (1 trong 24 sách lịch sử Trung Quốc, do Phòng Huyền Linh và Lý Diên Thọ phụng mệnh Đường Thái Tông biên soạn vào năm 648), mặc dù Tư Mã Duệ rất yêu thương Tư Mã Hoán nhưng Tư Mã Hoán từ khi ra đời đã đau bệnh triền miên.
Vì muốn con trai mau khỏe mạnh, Tư Mã Duệ quyết định phong vương cho Tư Mã Hoán. Điều ông không ngờ đến là chính vào ngày phong vương, bệnh trạng của Tư Mã Hoán đã trở nặng và qua đời. Không lâu sau đó, cháu trai Tư Mã An Quốc của ông cũng chết yểu.
Đối với Tư Mã Duệ, cái chết của con trai Tư Mã Hoán là một đả kích lớn, ông đã cử hành minh hôn (tổ chức hôn lễ với người chết), sau đó chôn sống tân nương, để con trai có thể sống hạnh phúc ở thế giới bên kia. Và cô dâu trong minh hôn này là tân nương 5 tuổi mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở thời hiện đại. Trong xã hội xưa, khi chồng qua đời, người vợ sẽ được an táng theo cùng. Nhưng Tư Mã Hoán chết khi còn quá trẻ nên vua cha đã tìm một bé gái 5 tuổi để chôn cùng con trai.
Sự tàn khốc của xã hội phong kiến đã được phơi bày: Một bé gái còn nhỏ chỉ vì một câu nói của Hoàng đế mà trở thành vật phẩm mai táng và vĩnh viễn ở lại ngôi mộ kia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ