Thị nữ may mắn nhất triều Hán là ai?
Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế? / Chuyện về một cung nữ đáng thương: Bị Thái hậu phát hiện mang thai một cách khó hiểu, khi sự thật được phơi bày phải sống cô độc đến lúc chết
Vào thời nhà Hán, có một thị nữ họ Đường may mắn được Hán Cảnh Đế Lưu Khải sủng hạnh, sau đó hạ sinh ra Hoàng tử Lưu Phát. Lưu Phát chính là tổ tiên trực hệ của vị Hoàng đế sáng lập ra triều Đông Hán về sau. Tuy nhiên cơ duyên khiến Đường thị được Hán Cảnh Đế thị tẩm là một câu chuyện khá ly kỳ.
Những phi tần "đến tháng" hầu hạ Hoàng đế thị tẩm sẽ rất khổ sở. Tuy nhiên nếu để Hoàng đế đến cung rồi rời đi sẽ khiến bản thân vị phi tử đó bị chế giễu mãi về sau. Do đó, rất nhiều phi tần triều nhà Hán đã sắp xếp thị nữ mặc trang phục của mình và hầu hạ Hoàng đế.
Họ cho rằng, thay vì để cơ hội được Hoàng đế thị tẩm cho những phi tần khác thì tốt nhất là đẩy thị nữ thân cận của mình ra. Bởi vì người thị nữ đó nếu mang thai thì cũng không ảnh hưởng đến địa vị của chủ tử vì thân phận thị nữ rất thấp kém.
Và thị nữ Đường thị đã được Hoàng đế thị tẩm như thế. Bà là thị nữ của Trình Cơ, một sủng phi của Hán Cảnh Đế. Trình Cơ có 3 con trai là Lưu Dư, Lưu Phi và Lưu Đoan.
Trong ghi chép trong quyển "Sử ký: Ngũ Tông Thế Gia", trong một dịp Hán Cảnh Đế say rượu bèn muốn thị tẩm Trình Cơ. Trùng hợp là lúc đó Trình Cơ vừa "đến tháng" nên đã để Đường thị thay mình hầu hạ Hoàng đế.
Chuyện tương tự đã xảy ra khá nhiều trong hậu cung nên Hoàng đế cũng không quá bất ngờ, thêm nữa ông cũng muốn để lại mặt mũi cho Trình Cơ trước các hậu phi khác. Nhưng cả Trình Cơ lẫn Đường thị đều không thể ngờ, chỉ một đêm sủng hạnh mà Đường thị đang mang thai giọt máu hoàng tộc.
Từ đó trở đi, phụ nữ cổ đại thường xuyên gọi "đến tháng" với một cái tên khác là "nỗi đau của Trình Cơ".
Biết chuyện, Hán Cảnh Đế đã phong Đường thị thành Đường Cơ. Tuy nhiên, vì Đường thị xuất thân là thị nữ, nên sau đó bà rất ít được Hoàng đế sủng ái. Thậm chí Hoàng tử Lưu Phát cũng không được vua cha xem trọng. Khi Lưu Phát đến tuổi trưởng thành, Hoàng đế đã phong Vương cho ông, ban cho một vùng đất cằn cỗi và cách xa kinh thành.
Sau khi Lưu Phát mất, con trai trưởng của ông là Lưu Dung kế vị tước Vương. Con trai thứ Lưu Mãi của Lưu Phát chỉ được phong tước Hầu ở hương Thung Lăng (thuộc tỉnh Hồ Nam hiện nay). Về sau, cháu 5 đời của của Lưu Mãi là Lưu Tú đã lập nên triều Đông Hán, xưng là Hán Quang Vũ Đế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức
AI khôi phục chân dung Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên, nhan sắc thế nào mà khiến ai cũng kinh ngạc
CLIP: Báo hoa mai "liều ăn nhiều" hạ gục cá sấu với kỹ năng săn mồi đỉnh cao
Có loài cá 'thần kỳ' ở châu Phi, có thể 'ngủ' suốt 5 năm ở đất cạn mà không ăn uống gì vẫn sống