Khám phá

Thiên tài bậc nhất Việt Nam khiến sứ thần Trung Hoa vái lạy vì 4 chữ, là nhà bác học tinh thông

Ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) sản sinh ra một thiên tài độc nhất vô nhị Việt Nam. Ông là người nổi tiếng học rộng hiểu nhiều, có vốn kiến thức vô cùng uyên bác – Lê Quý Đôn.

Thành phố nào duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với 8 tỉnh? / Một loại cây tại Việt Nam đứng vững trong siêu bão, chỉ cần nhắc tên ai cũng thấy quen thuộc

le-quy-don-1
Ảnh minh họa

Ngay từ khi mới 5 tuổi, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng là thần đồng. Đến năm 17 tuổi, Lê Quý Đôn bắt đầu đi thi và từ đó ông liên tiếp đỗ đạt. Thành tích cao nhất là Trạng nguyên trong kỳ thi Đình. Sau lần đó Lê Quý Đôn ra làm quan, được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng.

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm 1783 Lê Quý Đôn làm đến chức Thượng thư bộ Công. Sinh thời ông vừa làm thầy giáo, vừa là nhà bác học. Trong thời Lê Trung hưng, Lê Quý Đôn là người “thông suốt thiên kinh vạn quyển”, kiến thức uyên thâm bậc nhất nước ta. Hậu thế cũng phải công nhận ông là “túi khôn của thời đại”.

le-quy-don-2
Ảnh minh họa

Nói về Lê Quý Đôn, giai thoại nổi tiếng nhất của ông là chuyện khiến sứ thần phương Bắc phải vái lạy. Năm 1764, Lê Quý Đôn khi đó đã từ quan về quê viết sách. Có lần sứ thần nhà Thanh đến Việt Nam nhưng đi đến cửa ải thì dừng lại không chịu đi tiếp. Sứ thần chỉ đưa cho một tấm vóc, trên đề “xa không ra xa, đông không ra đông”, bảo khi nào giải được thì mới vào.

Triều đình không giải nổi đành cho người đến hỏi Lê Quý Đôn. Biết chuyện ông tư vấn gửi cho sứ thần nhà Thanh một tấm áo cầu (áo làm bằng da, dành cho quan lại quý tộc). Sau khi làm theo lời Lê Quý Đôn, quả thực sứ thần đã chịu vào kinh.
le-quy-don-3
Ảnh minh họa

Đích thân Lê Quý Đôn ra đón sứ thần. Ông viết vào mảnh giấy 4 chữ: “Phỉ xa bất đông”, không phải chữ xa (xe) cũng không không phải chữ đông (phía đông). Sứ thần xem xong mẩu giấy liền lập tức vái lạy bốn lần, trả lại áo cho Lê Quý Đôn.

Hóa ra ý của sứ thần là không dám vào thành vì không có áo đại lễ. Sứ thần đã thu gọn câu nói của mình chỉ trong 1 chữ. Nhưng cách Lê Quý Đôn giãi mã nó, đối đáp lại càng đáng nể phục.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm