Thời phong kiến, tầng lớp có địa vị ở Trung Quốc coi thịt lợn như phế phẩm: Tiết lộ lý do nực cười
Nguyên mẫu lịch sử của Hoàng hậu Ki: Xuất thân quý tộc Cao Ly nhưng sa cơ thành cung nữ Trung Hoa, sau cùng được Hoàng đế sủng ái bậc nhất / Số phận của cung nữ Trung Hoa thời phong kiến: Thân phận thấp kém, cuộc đời bi ai, chỉ có 2 cái tên may mắn cãi phận
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, thịt lợn từng là một nguyên liệu thực phẩm bị giai cấp thống trị hết sức coi thường. Liệu rằng đâu là lý do mà loại thịt ấy lại thất thế trong thời kỳ này tới vậy?
Thời kỳ đầu: Bị đẩy xuống vị trí áp chót vì giai cấp thống trị ưa chuộng loại thịt khác
Vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thịt lợn vốn là thứ mà chỉ có giới quý tộc mới có thể sở hữu. Lúc bấy giờ, đây được xem là nguyên liệu vô cùng phù hợp để làm tế phẩm trong các nghi thức tâm linh.
Tuy nhiên trong một xã hội phong kiến coi trọng cấp bậc, địa vị của thịt lợn lại thấp hơn nhiều so với các loại thịt dê, thịt bò.
Thậm chí, có học giả còn nhận định rằng: "Lợn tuy có nhiều tác dụng, nhưng duy chỉ có thịt là không nên ăn".
Tới thời nhà Tống, địa vị của loại nguyên liệu này thậm chí đã bị đẩy xuống tầng áp chót. Nguyên nhân là bởi giai cấp thống trị của triều đại này phần lớn đều ưa chuộng thịt dê.
Đó là chưa kể tới việc Hoàng đế khai quốc của Tống triều là Triệu Khuông Dận từng thẳng thắn cho rằng thịt lợn không xứng với khí chất cao quý của hoàng gia.
Cũng bởi chịu ảnh hưởng từ những quan niệm nói trên, Ngự thiện phòng trong cung khi ấy đa số đều dùng thịt dê làm nguyên liệu chế biến chủ đạo.
Sau này, Tống Thần Tông vì muốn tiết kiệm chi tiêu nên mới bắt đầu cho phép dùng thịt lợn. Thế nhưng quan điểm phiến diện của tầng lớp thống trị nhà Tống với loại nguyên liệu ấy vẫn khó có thể thay đổi.
Trên thực tế, bởi vì giá cả của thịt lợn rất rẻ nên các quan viên không mấy khá giả vẫn tương đối hoan nghênh.
Minh chứng tiêu biểu là Tô Đông Pha năm xưa từng làm ra món thịt kho Đông Pha trứ danh cho tới ngày nay. Và nguyên liệu của món ăn nổi tiếng ấy không gì khác ngoài thịt lợn.
Thế nhưng ít ai biết rằng, Tô Đông Pha lúc sinh thời vốn vô cùng yêu thích thịt dê. Chỉ có điều vì gia cảnh không mấy khá giả nên ông mới phải tìm tới thứ nguyên liệu có giá cả hợp lý như thịt lợn để nấu ăn mà thôi.
Giai đoạn u tối: Bị "khai tử" trên toàn lãnh thổ Đại Minh
Tới thời nhà Minh, Hoàng đế Chu Hậu Chiếu thậm chí còn từng ban hành đạo luật cấm buôn bán thịt lợn.
Nguyên nhân là bởi họ Chu của ông vốn đồng âm với chữ "heo" trong tiếng Trung. Hơn nữa bản thân Hoàng đế lại là người tuổi hợi, nên ông cho rằng giết lợn để lấy thịt sẽ đem tới điềm xui xẻo.
Vì vậy, Chu Hậu Chiếu đã ban hành đạo luật mang tên "Cấm trư lệnh", hạ lệnh cho bách tính không được nuôi heo, giết heo.
Đạo luật này vừa ban hành, thịt lợn đã như bị "khai tử" trên khắp lãnh thổ Minh triều. Thậm chí ngay tới các món ăn cúng tế thường dùng thịt heo làm nguyên liệu nay cũng phải đổi thành thịt dê.
Bước ngoặt khởi sắc: Vực dậy địa vị nhờ Thanh triều
Phải tới thời nhà Thanh, địa vị của nguyên liệu nói trên mới có chút khởi sắc. Vì trong quan điểm của người Mãn Thanh, lợn là một loài vật hết sức hữu dụng.
Sử liệu ghi lại: "Người Mãn nuôi lợn, ăn thịt lợn, mặc đồ từ da lợn, mùa đông thì lấy cao lợn thoa lên người".
Ngay tới Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh là Hoàng Thái Cực năm xưa mỗi khi thiết đãi quốc yến cũng thường dùng loại thịt này để làm món chính trên bàn tiệc.
Sau khi nhà Thanh nhập quan, sự nhiệt tình của giai cấp vương công, quý tộc đối với thịt lợn vẫn không hề suy giảm.
Thái độ ưa chuộng của giai cấp thống trị cũng khiến cho thường dân, bách tính có cái nhìn cởi mở hơn về loại thịt nói trên. Cũng kể từ đó, thịt lợn mới dần nâng cao được địa vị của mình trong dòng chảy lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo