Thời Tự Đức, họ hàng của vua bị xử tội chết vì mua thuốc phiện
Cuộc đời thăng trầm của Hoàng quý phi bị vua Tự Đức giáng cấp / Những bức ảnh hiếm về Việt Nam hơn 100 năm trước
Ngay từ khi mới lên ngôi, đứng trước nạn hút thuốc phiện đang dần trở nên phổ biến, vua Minh Mạng đã cho bổ sung những điều lệ để ngăn cấm, đồng thời từng bước hoàn bị hệ thống luật pháp về phòng chống thuốc phiện.
Các vua kế tiếp như Thiệu Trị, Tự Đức tiếp tục có những chỉ dụ rất cụ thể nhằm trừng trị những ai tổ chức hút, buôn bán, tàng trữ thuốc phiện. Đặc biệt, dưới thời vua Tự Đức, các biện pháp xử phạt người nghiện hút càng nặng thêm.
Sách Đại nam thực lục cho biết, năm Tự Đức thứ 5 (1852), vua định rõ lại điều lệ cấm hút thuốc phiện: “Quan lại quân dân, ai phạm cấm ấy, gia hạn cho 6 tháng phải chữa cho khỏi nghiện, ngoài hạn ấy mà không chừa, bị người tố giác ra, thì chiểu lệ làm tội”.
Năm Tự Đức 6 (1853), vua định lại điều cấm quan viên hút vụng thuốc phiện (quan viên văn, võ ở Kinh và ở các tỉnh ngoài đường thuộc phải xem xét, cáo giác lẫn nhau, nếu nể nang ẩn giấu, bị người khác trích phát ra, sẽ phân biệt ra mà thưởng phạt).
Vua cũng chuẩn định lệ, hạn tháng cho người hút vụng thuốc phiện phải thú và bỏ đi. Phàm hoàng thân, công tử và quan viên ở Kinh, ở ngoài có hút vụng thuốc phiện, hạn cho 1 tháng, 3 tháng, phải trình bày thú thực và chừa bỏ đi. Nếu trái lệnh sẽ nghiêm trị. Còn như dân thường sẽ châm chước giảm cho.
Vua cũng định ra lệ ai hút thuốc phiện phải tịch biên gia sản: Ngày gần đây án xử có phần sân si không đều, nhưng chuẩn định : Người nào hút vụng bị người bắt được, không kể là có đổi bỏ được hay không, đều tịch biên gia sản, không trả lại nữa ; nếu tự thú ra đã qua xét nghiệm là chữa bỏ được rồi, thì gia sản được trả lại, quân dân cũng thế.
Chân dung vua Tự Đức. |
Dưới thời Tự Đức, nạn hút thuốc phiện khá phổ biến trong quan binh quân đội. Những kẻ phạm tội đều bị vua xử nghiêm. Châu bản triều Nguyễn cho biết, Năm Tự Đức 5, vua xử tội 10 tên đội 4 Vệ thủy vì nghiện hút thuốc phiện: Đội trưởng đội 4 vệ Thủy thuộc tỉnh ấy Sách tịch ty Điển ty Thư lại tòng cửu phẩm Nguyễn Cửu Cao, Lễ sinh hiệu Vũ Bác, cộng 8 tên can tội hút thuốc phiện bị cách chức buộc thôi việc, giao tỉnh thần giam giữ chữa trị... Tên nào không thể trừ bỏ nghiện hút thì lập tức trị tội theo luật lệ.
Ngay đến kẻ hầu cận nhà vua nghiện thuốc phiện cũng đưa ra trừng trị. Châu bản Tự Đức năm thứ 7 cho biết, vua đã xem xét xử giao cho Bộ Hình trị tội một loạt Thái Giám “Thái giám Nguyễn Khanh, Thừa biện Thái giám Ngô Siêu, Cung giám Phạm Sĩ nguyên can mắc tội hút thuốc phiện… Truyền giao cho bộ Hình kiểm tra, xem xét, xét xử tâu lên đủ đợi chỉ…”.
Đặc biệt, dưới thời Tự Đức, việc trị tội thuốc phiện gần như không có vùng cấm. Ngay cả với họ hàng thân thích của vua nếu phạm tội liên quan đến thuốc phiện cũng bị đưa ra xét xử nghiêm minh. Tiêu biểu là vụ Tôn Thất Lực bị xử tội chết và bị tước tôn tịch.
"Xác khô" vì thuốc phiện thời xưa |
Châu bản triều Nguyễn cho biết (vụ việc này không được chính sử ghi lại), năm Tự Đức thứ 27, Nội các tâu trình bản án xét xử Tôn Thất Lực gửi mua thuốc phiện. Châu bản này cho biết, Tôn Thất Lực là người trong Hộ vệ há lại không biết điều cấm nghiêm trọng sao mà dám ban đêm đến cổng thành gửi mua thuốc phiện. Căn cứ như bản trình bày thì tên này thuộc loại đã quen thói phạm tội chớ chẳng phải là 1 lần, duy lần này bị bắt mà thôi. Truyền cho y theo nghị định xử giảo giam hậu để tỏ rõ sự giới cấm, chấp pháp không thể thay đổi.
Cũng liên quan đến vụ việc này, Bộ Hình tâu: nhận được Nội các giao cho bộ thần tuần tra nghĩ việc tên lính Thủ hộ là Tôn Thất Lực lẻn ra cửa Hiển nhân nhờ mua thuốc phiện. Quan Nội các đã làm phiếu nghĩ phụng chỉ: Tôn Thất Lực là người trong Hộ vệ, lẽ nào lại không biết điều nghiêm cấm nặng đó, lại dám thừa lúc ban đêm lẻn ra công thành nhờ mua thuốc phiện. Vậy truyền theo như nghị định xử giảo giam hậu để nghiêm dạy (mọi người) giữ vững luật pháp không được thay đổi. Chúng thần xét thấy nay Tôn Thất Lực bị tội chết theo lệ nên đổi theo họ mẹ, đã tư cho phủ Tôn nhân xem xét. Nay nhận được phúc nói mẹ của tên đó là Trần Thị Tâm, do đó Tôn Thất Lực xin đổi thành Trần Lực để tiện cho việc giam cấm. Xin chờ chỉ tuân theo thi hành. Châu điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?