Thơm và ngọt hơn cả cua Hoàng đế: Cua tuyết Na Uy chuẩn phải đáp ứng một loạt tiêu chí khắt khe này
CLIP: Tài năng này của Tư Mã Ý khiến Tào Tháo hãi hùng, dặn con trai phải đề phòng / Vì sao những người bỏ mạng trên đỉnh Everest sẽ phải nằm tại đó mãi mãi?
Cua tuyết được mệnh danh là "Nữ hoàng" của loài cua. Khi đặt cạnh cua Hoàng đế, chúng trông thật hiền lành và vô hại. Thế nhưng, đừng nhầm tưởng, sinh vật bé nhỏ đáng yêu này thực tế rất hung dữ với những chiếc càng dài và sắc nhọn.
Đúng như tên gọi, cua tuyết sống trong những vùng nước lạnh giá ở Tây Bắc Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương và biển Barents, chúng đặc biệt ưa thích nhiệt độ dưới 3°C.
Với bốn cặp chân xòe ra trông như loài nhện và một cặp càng chắc khỏe, cua tuyết di chuyển thân hình trông thật thanh nhã của mình dưới đáy đại dương để tìm kiếm thức ăn. Đây là sinh vật ăn tạp, chúng ăn mọi thứ từ cá, tôm, cho tới những con sao giòn, ốc sên và bọt biển, thậm chí ăn thịt cả đồng loại của mình.
Cua tuyết nướng bơ kiểu Âu. Nguồn ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy.
Quy trình đánh bắt nghiêm ngặtCua tuyết là một loài tương đối mới ở các vùng biển của Na Uy. Chúng được phân loại là sinh vật sống bám đáy biển nên sẽ nằm dưới sự quản lý của quốc gia có quyền sở hữu thềm lục địa tại khu vực đó.
Ban đầu, phần lớn cua tuyết ở biển Barents được tìm thấy ở vùng thuộc quyền quản lý của Nga, nhưng sau đó, chúng dần di cư vào vùng thuộc quyền quản lý của Na Uy. Năm 2013, Na Uy bắt đầu hoạt động đánh bắt thương mại loài cua này. Tuy nhiên, do các vấn đề về quyền sở hữu thềm lục địa nên đến năm 2016, các tàu cá của Na Uy mới bắt đầu được phép đánh bắt cua tuyết ở vùng biển mở trong khu vực này theo giấy phép có điều kiện.
Hoạt động đánh bắt cua tuyết diễn ra quanh năm ở đông bắc biển Barents và quần đảo Svalbard. Người ta sẽ đặt bẫy cua dưới đáy biển vài ngày rồi mới thu hồi. Bẫy cua tuyết phải có đường kính tối thiểu là 10cm, điều này giúp đảm bảo rằng chỉ những con cua kích cỡ lớn nhất mới được bắt vào bẫy, còn cua cái và cua nhỏ sẽ được bảo vệ.
Na Uy đã thông qua các quy định hạn chế số lượng tàu cá tiếp cận cua tuyết nhằm đảm bảo khai thác loài này một cách bền vững. Việc kiểm soát ngư cụ đánh bắt cua tuyết cũng được Tổng cục thủy sản Na Uy (fiskeridirektoratet) theo dõi chặt chẽ. Các vụ mất ngư cụ phải được trình báo kịp thời để cơ quan này lên phương án thu hồi.
Nếu bẫy cua không được giám sát thường xuyên dẫn tới bị quên thu hồi hoặc bị mất thì chúng có thể sẽ tiếp tục đánh bắt cua tuyết. Người ta gọi đây là "bẫy ma" – những cái bẫy thất lạc, vẫn bắt cá tôm nhưng không có ai thu hoạch. Chúng có thể gây chết hải sản với số lượng lớn trong thời gian dài và gây ô nhiễm môi trường.
Sự tồn tại của nhiều bẫy ma sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sản lượng cua tuyết bởi đây là loài rất dễ bị tổn thương do phụ thuộc vào nhiệt độ, độ sâu của nước cũng như nguồn thức ăn sẵn có. Chính quyền Na Uy rất tích cực tuyên truyền về tác hại của "bẫy ma", người dân được tạo mọi điều kiện để báo cáo về bẫy thất lạc mà không cảm thấy e ngại.
Cua tuyết xào rau kiểu Á. Nguồn ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy.
Thế nào là một con cua tuyết đủ tiêu chuẩn xuất bán?Cua tuyết ngày càng được biết đến nhiều và trở thành loại hải sản được ưa thích do thịt của chúng vừa "trắng và tinh khiết như tuyết", lại vừa thơm ngon. Thịt cua tuyết được đánh giá là ngọt hơn và mọng nước hơn cua Hoàng đế. Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều nhà hàng trên khắp thế giới lựa chọn cua tuyết Na Uy.
Cua tuyết đực có kích cỡ lớn hơn cua tuyết cái. Chúng giao phối vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Con cái sẽ mang bọc trứng bên ngoài cơ thể cho tới khi trứng nở. Trong 3 tháng đầu, ấu trùng cua sẽ sống gần mặt nước, sau đó mới chuyển xuống vùng nước sâu hơn. Phải mất 8-9 năm, những con cua tuyết nhỏ mới phát triển được tới kích cỡ có thể khai thác thương mại. Tuổi thọ trung bình của cua tuyết là 15 năm.
Ngành công nghiệp hải sản Na Uy luôn tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn thực phẩm. Nước này đã thiết lập một hệ thống gồm các cơ quan kiểm tra và giám sát mức độ tuân thủ quy định trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất và cung ứng. Các đơn vị phụ trách giám sát thực phẩm là Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Na Uy, Viện Quốc gia Na Uy về nghiên cứu hải sản và dinh dưỡng (NIFES), Tổng cục Thủy sản Na Uy, Bộ Công Thương và Bộ Thủy sản Na Uy.
Theo đại diện Công ty Arctic Seafood Norway AS, để đạt tiêu chuẩn xuất bán, cua tuyết tươi sống phải có màu nâu ở mặt trên và có màu trắng hoặc màu kem ở mặt dưới. Cua phải còn sống và trong tình trạng tốt khi được đánh bắt, cũng như phải đảm bảo chất lượng khi sơ chế và đóng gói. Cua không được có vết thương, đổi màu hoặc trầy xước trên bất kỳ bộ phận nào của mai, không được thiếu chân hoặc càng.
Tại Việt Nam, cua tuyết được nhập khẩu từ các nước có sản lượng khai thác hàng năm cao như Na Uy. Bạn có thể dễ dàng tìm mua để chế biến món ăn hấp dẫn cho gia đình như cua tuyết hấp bia hoặc cua rang me đậm vị. Mặc dù trên thị trường hiện nay, loài cua này có giá thành khá cao nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng và săn lùng. Đây là món quà hấp dẫn mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người với những lợi ích thiết thực cho sức khỏe.
- Video lửng mật ác chiến với 3 báo hoa mai. Nguồn: Latest Sightings.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất