Thú vui đuổi bắt chuột trên ruộng đồng ở miền Tây
Tiết lộ nóng: Vùng 51 "giấu nhẹm" UFO của người ngoài hành tinh? / Ngắm “kho báu” trong ngôi chùa cổ

Hàng chục người dân tập trung trên ruộng đồng để tham gia bắt chuột.


Máy gặt đi đến đâu người bắt chuột theo sát tới đó.

Ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, chuột là con vật quen thuộc và xuất hiện khá nhiều trên các đồng ruộng, sau mỗi mùa gặt lúa, người dân thường tụm thành nhóm để đuổi bắt chuột.
Bắt được vài con thì các gia đình chia nhau làm "mồi nhậu", thức ăn cho trẻ nhỏ. Khi bắt được nhiều thì mang ra chợ bán. Tại các chợ ở Long An, Cần Thơ, Bến Tre, An Giang... chuột được bán như một món ăn trong bữa cơm gia đình.

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều tham gia bắt chuột.

Người thì đập, người thì vồ khi chuột chạy ra.

Cứ đến mùa gặt lúa là hàng chục người từ trẻ em đến trung niên lại đứng canh quanh máy gặt. Tại các mảnh ruộng cuối, máy gặt chạy đến đâu chuột chạy tán loạn đến đó. Lúc này, người dân chạy theo vồ, đập, chộp... rồi bắt chuột bỏ vào bao. Tiếng cười nói, hò hét nhau vang cả một vùng quê nghèo yên bình.

Trẻ con khá thích thú khi tham gia bắt chuột trên đồng ruộng.

Ngày xưa chưa có máy gặt thì người dân vây lưới để bắt chuột.
Theo kinh nghiệm của những người hay bắt chuột, nếu muốn chuột còn tươi sống thì sau khi bắt được sẽ bẻ răng rồi bỏ vào bao. Nếu bắt chuột làm mồi nhậu ngay sau đó thì đập chết chuột rồi dùng dây buộc lại thànhtừng bó.Việc bắt chuột khá vui và gần gũi nhưng cũng rất dễ bị chuột cắn dẫn đến vết thương ngoài da.

Ngày xưa, khi chưa có máy gặt, người dân thường mang theo một cái chài lưới dài để quây ở những ruộng lúa cuối. Khingười gặtlúa bằng đi đến đâu thì lùa chuột về phía lưới để những người đứng đợi bắt mang về.

Siết chặt khi bắt được để mang về.

Khoe thành tích với nhau.

Chuột đồng ở miền Tây có nhiều loại nhưng ngon nhất vẫn là chuột cơm và chuột cống nhum. Vụ hè thu, đất ruộng ráo nước, bông lúa chín sớm rơi xuống đất tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho chuột. Trước đó, nông dân bơm nước lên đồng để nuôi hạt nên cua, ốc từ đó lên theo. Sau khi rút nước, chúng trở thành nguồn thức ăn bổ dưỡng nên con chuột nào cũng to béo, mập mạp, thịt mềm thơm.

Mỗi đứa trẻ ở miền quê đều có một tuổi thơ "dữ dội"

Rất dễ bị chuột cắn gây vết thương ngoài da.

Chuột đồng thường được chế biến thành các món như hấp, nướng muối ớt, xào... Để thịt chuột được thơm ngon, người dân thường tẩm ướp chanh, xả, ớt cho chuột trước khi chế biến.

Bắt chuột cũng cần có sự đoàn kết giữa các thành viên.

Hiện, do thịt chuột được khá nhiều người yêu thích nên nhiều nông dân bắt chuột rồi gửi về Sài Gòn bán. Chuột được bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg sau khi đã làm sạch và khoảng 50.000 đồng/kg khi còn sống. Nhờ vậy, nhiều người chuyển hẳn sang nghề bắt chuột để kiếm kế mưu sinh.

Chuột giờ không chỉ là món ăn của người dân quê mà là đặc sản của nhiều người thành phố.

Do ruộng lúa ở miền Tây khá rộng nên chuột có quanh năm.

Thịt chuột là món ăn phổ biến trong bữa cơm gia đình các tỉnh miền Tây.

Món thịt nướng khá ngon và thơm.

Chuột được nướng khá tinh tế.

Món chuột bằm xào rau cũng được nhiều người yêu thích.


Tẩm gia vị trước khi nấu để món ăn không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt

Chuột nhúng dấm, món ăn thay lẩu trong các bữa tiệc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Pitbull và trận chiến đau đớn với nhím trong vũng bùn
CLIP: Kẻ đi săn trở thành kẻ bị săn, cầy mangut trả giá đắt khi chọn nhầm con mồi
CLIP: Cuộc chiến bảo vệ con, nhím bố mẹ dũng cảm đối đầu báo đốm
CLIP: Chú quạ tốt bụng giúp nhím băng qua đường theo cách không ai ngờ tới
CLIP: Màn đối đầu kịch liệt giữa rắn hổ mang với cầy mangut, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cá sấu ẩn nấp tài tình, đoạt mạng khỉ đầu chó trong nháy mắt