Khám phá

Tiến bộ mới trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

'Đơn thương độc mã' đuổi đánh bầy sư tử để độc chiếm nguồn nước, hà mã nhận về cái kết bất ngờ / 14 điều bất ngờ thú vị về pháo hoa

Theo chia sẻ từ các bác sĩ Khoa Nội 2, Bệnh viện K, ung thư phổi là bệnh lý hình thành do sự phát triển mất kiểm soát của tế bào mô phổi, chủ yếu là tế bào biểu mô phế quản. Theo số liệu của Globocan, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 164.671 ca mắc mới, trong đó số người mắc ung thư phổi hơn 23.000 trường hợp. Đây là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc đứng thứ 2 chỉ sau ung thư gan. Theo các nghiên cứu, 85% ung thư phổi là ung thư biểu mô tế bào không nhỏ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ung thư phổi chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán bệnh dựa vào:

- Khám lâm sàng: tiền sử, các triệu chứng lâm sàng, khám cơ quan hô hấp và hạch ngoại vi.

- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: XQ, CTScanner ngực, các xét nghiệm chẩn đoán di căn xa (MRI sọ não, CT ổ bụng, xạ hình xương, PETCT).

 

- Nếu có khối u tại phổi nghi ngờ ung thư: Chẩn đoán xác định bằng giải phẫu bệnh thông qua sinh thiết u/hạch, cell block dịch màng phổi/màng tim.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn

Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng mờ nhạt. Do đó, phần lớn bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh đã có di căn sang phổi đối bên hoặc di căn tạng khác. Trong điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn, điều trị toàn thân là phương pháp chính. Các phương pháp như phẫu thuật và xạ trị có vai trò thấp, chỉ áp dụng cho điều trị triệu chứng như: giảm đau, chống chèn ép, chống chảy máu…

Điều trị hóa trị

- Điều trị hóa chất là sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào, đưa vào cơ thể và lưu hành thông qua hệ thống mạch máu nhằm phá hủy các tế bào ung thư.

 

- Việc lựa chọn phác đồ đa hóa trị (phối hợp hai/ba thuốc) hay đơn trị liệu (một thuốc) phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, bệnh lý kèm theo, đặc điểm giải phẫu bệnh của khối u và đôi khi cả điều kiện kinh tế của người bệnh.

- Các phác đồ hóa trị hiện nay không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước. Chủ yếu vẫn là các phác đồ: Pemetrexed-Cisplatin/Carboplatin, Paclitaxel - Cispaltin/Carboplatin, Gemcitabine- Cispaltin/Carboplatin, Docetaxel, Vinorelbine…

Điều trị đích

- Cơ chế hoạt động của liệu pháp điều trị trúng đích là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt - những phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối ung thư.

- Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến EGFR (tỷ lệ người bệnh có đột biến EGFR là cao nhất, chiếm khoảng 40%): Thế hệ 1 (Gefitinib, Erlotinib); Thế hệ 2 (Afatinib, Dacomitinib); Thế hệ 3 (Osimetinib).

 

- Người ta đã tìm ra rất nhiều các loại đột biến gen trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, tuy nhiên chỉ có một số loại đột biến có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ALK: Crizotinib, Ceritinib, Alectinib, Brigatinib, Lorlatinib.

- Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ROS1: Crizotinib, Entrectinib, Ceritinib, Lorlatinib.

- Nhóm thuốc kháng thể đơn dòng kháng tăng sinh mạch: Bevacizumab, thường được kết hợp với phác đồ hóa trị hoặc kết hợp thuốc đích hoặc đơn trị trong điều trị duy trì.

Điều trị miễn dịch

 

- Các tế bào ung thư có khả năng trốn tránh được sự phát hiện và kiểm soát của những tế bào miễn dịch trong cơ thể. Vì thế, chúng không bị phát hiện và hệ miễn dịch không tiêu diệt được. Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư giúp chống lại cơ chế này của khối u, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra và tấn công các tế bào ung thư.

- Mức độ biểu hiện của PD-L1 trên khối u càng cao thì khả năng đạt đáp ứng với liệu pháp miễn dịch càng cao. Miễn dịch có thể được tiến hành kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác như hóa trị, xạ trị, điều trị đích để tăng cường hơn nữa hiệu quả diệt tế bào ung thư.

- Tính đến nay, các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch như Nivolumab, Ipilimumab, Pembrolizumab, Atezolimumab, Durvalumab đã được FDA phê duyệt trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm