Tiếng hét của Trương Phi ở đầu cầu Trường Bản, 9 mãnh tướng hung hãn của Tào Tháo phải đối mặt với áp lực gì?
Mãnh tướng bí ẩn được Lưu Bị thăng cấp trước khi qua đời, không ngờ cứu vãn 20 năm diệt vong của Thục Hán / Sai lầm lớn nhất trong đời Lưu Bị: 3 lần hạ mình mời Gia Cát Lượng, nhưng lại bỏ lỡ bậc thầy tuyệt thế
Trong những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ loạn lạc. Để xây dựng cơ nghiệp trong thời kỳ này, các “ông chủ” lớn của ba tập đoàn hàng đầu như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều cần có sự phò tá của các vị mưu sĩ và võ tướng.
So với Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị có xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn trong hành trình xây dựng cơ nghiệp. Tuy nhiên, vị quân chủ này lại thu hút được không ít nhân tài là các vị mưu sĩ tài ba, võ tướng dũng mãnh. Đặc biệt, trong số các võ tướng, có một người đi theo Lưu Bị ngay từ những ngày đầu, đồng thời nổi tiếng là danh tướng có sức địch vạn người.
Người này là Trương Phi. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi cũng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái huynh đệ ở vườn đào. Ba người rất thân thiết và coi nhau như anh em một nhà. Trương Phi tự là Ích Đức, thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận, nay là Trác Châu, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).
Trương Phi là một trong những danh tướng hàng đầu Tam Quốc. |
Theo ghi chép trong lịch sử, Trương Phi sinh trưởng trong một gia đình giàu có làm nghề bán rượu. Ông có thân hình to lớn, dung mạo oai phong. Không chỉ giỏi võ nghệ, Trương Phi còn viết chữ và vẽ tranh rất đẹp. Đặc biệt, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân. Trương Phi đươc coi là một trong số ít vị tướng văn võ song toàn thời Tam Quốc.
Tam Quốc chí và một số ghi chép trong chính sử mô tả Trương Phi là người “chuyện nhỏ thô lỗ, trong thô có tinh, đại sự có kế và mưu lược hơn người”.
Trương Phi kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và Quan Vũ. Trong ba người, ông là em út. |
Còn trong Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi được mô tả ước lệ với khả năng chiến đấu tuyệt vời khi có tiếng vang như sấm, chạy nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi và có khả năng “lấy thủ cấp tướng giặc trong muôn quân như lấy đồ trong túi”.
Trong cuộc đời chiến đấu lẫy lừng của mình, Trương Phi từng lập kỳ tích vang danh Tam Quốc. Theo đó, vào năm 208, khi Tào Tháo phát đại quân tấn công Kinh châu, Lưu Bị không chống nổi nên phải mang dân vượt sông.
Tuy nhiên, khi chạy đến Đương Dương – Trường Bản, do quân ít, đồng thời phải lo cho dân thường nên Lưu Bị không chống đỡ nổi. Quân của Lưu Bị thua chạy tan tác. Bản thân Lưu Bị cũng phải bỏ cả gia quyến trên đường tháo chạy. Để ngăn cản quân Tào truy kích, Lưu Bị lệnh cho Trương Phi mang theo 20 kỵ binh chặn hậu.
Trương Phi một mình một ngựa đứng chặn ở đầu cầu Trường Bản giúp Lưu Bị chạy thoát. |
Khi quân Tào đuổi đến nơi, Trương Phi đơn thương độc mã hùng dũng đứng trên đầu cầu Trường Bản hét lớn khiến đại quân Tào không ai dám tiến lên giao đấu. Nhờ có Trương Phi chặn hậu nên Lưu Bị cùng với các thủ hạ mới có thể chạy thoát.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, khi Tào Tháo cùng đại quân Tào truy kích đuổi đến, Trương Phi râu hùm dựng ngược, mắt trợn tròn, tay cầm xà mâu, hét lớn: “Ta là Trương Dực Đức, người nước Yên. Ai dám cùng ta quyết trận tử chiến?”.
Tiếng hét của Trương Phi to như sấm khiến quân Tào đều run sợ. Thậm chí tiếng hét của ông khiến một võ tướng của Tào Tháo sợ chết khiếp. Tào Tháo cũng bị giật mình, liền phóng ngựa chạy, đại quân Tào vì thế mà rút lui.
Tiếng hét của Trương Phi khiến quân Tào không dám lao tới tử chiến. |
Trên thực tế, cùng đi với Tào Tháo trên đường truy kích tàn quân của Lưu Bị còn có tới 9 mãnh tướng hung hãn như Hạ Hầu Đôn, Hứa Chử, Nhạc Tiến, Trương Cáp… Tuy nhiên, tất cả đều không dám manh động.
Câu hỏi đặt ra rằng 9 mãnh tướng bên cạnh Tào Tháo rốt cuộc phải đối mặt với áp lực gì khi nghe thấy tiếng hét của Trương Phi trên cầu Trường Bản? Vì sao họ có đông người nhưng lại không dám tử chiến với Trương Phi?
Hóa ra, sở dĩ 9 mãnh tướng của Tào Tháo không dám tử chiến với Trương Phi vì 3 nguyên nhân sau.
Vì sao 9 mãnh tướng của Tào Tháo không quyết chiến với Trương Phi?Tào Tháo giật mình trước tiếng hét và sự tự tin của Trương Phi. |
Thứ nhất, khả năng của Trương Phi.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, sau khi Quan Vũ nhanh chóng đánh bại Nhan Lương, Tào Tháo đã hết lời ca ngợi sự dũng mãnh của ông. Tuy nhiên, Quan Vũ lúc này lại rất khiêm tốn và khẳng định ông không thể so sánh với người em kết nghĩa của mình là Trương Phi.
Khi nghe Trương Phi hét lớn trên cầu Trường Bản, quân Tào đều run sợ. Lúc này, Tào Tháo ngoảnh lại nói với hai bên tả hữu rằng: “Ta mới nhớ tới lời Vân Trường (Quan Vũ) nói khi trước rằng, Trương Dực Đức ở trong đám quân trăm vạn mà lấy đầu thượng tướng dễ như thò tay vào túi lấy đồ”.
Chính vì vậy, Tào Tháo cho rằng không nên khinh địch.
Quan Vũ nổi tiếng với sức địch vạn người. Hơn nữa, danh tướng này còn thừa nhận thua kém Trương Phi. Nay được gặp Trương Phi, nghe thấy tiếng hét oai dũng, đương nhiên Tào Tháo không thể mạo hiểm để đại quân của mình lên giao chiến. Chín mãnh tướng dưới trướng cũng nhìn ra điều này.
Thứ hai, một chiến lược mai phục bất ngờ.
Trương Phi tuy nóng nảy nhưng là võ tướng vừa dũng mãnh, vừa có mưu lược. |
Trương Phi đơn thương độc mã đứng trên cầu Trường Bản hét lớn khiến quân Tào hoang mang. Hơn nữa, ông lệnh cho 20 kỵ binh buộc các cành cây vào đuôi ngựa và cho phi ngựa chạu ở sau rừng. Đây là kế nghi binh nhằm đánh lừa đại quân Tào. Mặt khác, Tào Tháo vốn nổi tiếng đa nghi nên cho rằng khi Trương Phi dám cả gan một mình đứng trên cầu nghênh chiến quân truy kích thì chắc chắn phải có nhiều binh linh mai phục phía sau hỗ trợ.
Tiếng hét của Trương Phi vừa dũng mãnh, vừa tràn đầy sự tự tin. Chính yếu tố này đã khiến Tào Tháo và 9 mãnh tướng của ông phải chùn bước mà không dám lao tới ứng chiến. Điều này giúp Trương Phi tạo nên kỳ tích độc nhất vô nhị trong Tam Quốc.
Thứ ba, chỉ Trương Phi mới có thể làm được.
Trước khi gặp gỡ Trương Phi, Tào Tháo và phần lớn quân Tào mới chỉ biết đến Quan Vũ và Lưu Bị. Họ chỉ nghe về tài năng và khả năng chiến đấu của Trương Phi thông qua lời nói của Quan Vũ. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến tiếng hét đầy uy lực ở đầu cầu Trường Bản, Tào Tháo và thuộc hạ bên dưới đều nhận ra không thể xem thường mãnh tướng của Lưu Bị.
Trong khi tháo chạy, Lưu Bị chọn Trương Phi đảm nhận nhiệm vụ chặn hậu quận Tào là quyết định đúng đắn. |
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, kỳ tích Trương Phi đứng một mình trên cầu Trường Bản có thể đẩy lui cả đại quân Tào, chỉ một mình ông làm được. Bởi nếu đổi lại người này là Triệu Vân, kết quả của trận đấu này sẽ khác.
Triệu Vân tuy là võ tướng song toàn, có mưu lược và khả năng chiến đấu tuyệt vời, nhưng chắc chắn ông sẽ không chọn cách hét lớn như Trương Phi. Minh chứng là ngay trong trận Trường Bản, Triệu Vân chọn cách đơn thương độc mã lao vào phá vòng vây của quân Tào để cứu A Đẩu, con trai của Lưu Bị.
Ngoài ra, nếu thay thế Trương Phi bằng Quan Vũ, kết quả cũng khó có thể tạo ra kỳ tích trên. Vì với tính cách kiêu ngạo như Quan Vũ, ông sẽ chọn cách lao tới chiến đấu với đại quân Tào. Ngoài ra, do Quan Vũ từng có thời gian tạm đầu hàng dưới trướng Tào Tháo, nên 9 võ tướng của vị quân chủ này cũng biết ít nhiều về khả năng chiến đấu của ông.
Vì vậy, nếu thực sự gặp Quan Vũ đứng trên cầu Trường Bản một mình, chắc chắn 9 võ tướng của Tào Tháo sẽ liều mạng lao tới tử chiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ