Tiết lộ 3 vũ khí "hộ mạng" bất ly thân của Từ Hi: Đến thích khách cũng phải nể sợ vài phần
Khám phá những sự thật thú vị về các con số / Sửng sốt quái vật Loch Ness xuất hiện ở Mỹ?
Giai thoại "giết người diệt khẩu" để che giấu mặt mộc
Mặc dù vô cùng coi trọng chuyện làm đẹp, nhưng Từ Hy dù sao cũng là "người trần mắt thịt", không thể thoát khỏi quy luật của thời gian về sinh, lão, bệnh, tử. Thân thể và nhan sắc của bà chính là những thứ phản ánh rõ ràng nhất dấu vết của năm tháng.
Năm xưa khi mới nhập cung, vốn liếng về nhan sắc từng là thứ làm Từ Hy tự hào và kiêu ngạo. Sử cũ ghi lại, khi còn trẻ, bà sở hữu vóc dáng cân đối, dáng vẻ duyên dáng yêu kiều, da mặt mềm mại, trắng mịn như trứng gà bốc.
Thế nhưng khi về già, bất kể là gương mặt hay vóc dáng của Từ Hy đều đã biến đổi rất nhiều. Gương mặt của bà chảy xệ, hiện lên vô số nếp nhăn, lại thêm việc ngủ không đủ giấc khiến da xuất hiện nhiều vết đồi mồi.
Cho tới khi ý thức được rằng bản thân mình đang ngày càng già đi và xuống sắc, Từ Hy dần trở nên vô cùng nhạy cảm. Hễ có nô tài nói cố ý hay vô tình "đụng" đến dung mạo của mình, bà đều thẳng tay xử chém.
Có giai thoại từng kể lại rằng, năm xưa chưa có một người nào thực sự nhìn thấy mặt mộc của Lão Phật gia. Bởi tất cả những người nhìn thấy đều bị Thái hậu "giết người diệt khẩu".
Vì để người khác không nhìn thấy bộ dạng già nua xấu xí của mình, mỗi ngày sau khi thức dậy đều dành nhiều tiếng đồng hồ để trang điểm. Thế nhưng có câu "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra".
Một ngày kia, Từ Hy sau khi thức dậy, trong lúc mơ màng vì ngủ không đủ giấc liền quên trang điểm, truyền gọi thái giám và cung nữ vào hầu hạ mình thay y phục.
Những người này từ trước tới nay chỉ quen nhìn thấy diện mạo đã tô vẽ cẩn thận của Thái hậu, lần này nhìn thấy mặt mộc liền bị dọa đến mức giật mình, lỡ mồm kêu lên một tiếng, có kẻ thậm chí còn ngã ngồi xuống đất.
Đến lúc này, Từ Hy mới tỉnh táo trở lại, lập tức chạy đến chỗ gương soi. Nhìn qua bộ dạng của mình, bà phẫn nộ truyền gọi thị vệ: "Người đây, đem tất cả chúng ra ngoài chém đầu cho ta!"
Lúc bấy giờ, đối mặt với những tiếng cầu xin tha thứ của người dưới, Từ Hy cảm thấy mình càng bị sỉ nhục. Hơn nữa, bà cho rằng chỉ cần không có người biết chuyện, thì chuyện lớn ắt sẽ hóa nhỏ, còn chuyện nhỏ hóa thành không có, sẽ chẳng còn ai dám chê bai nhan sắc của mình.
Tới tận bây giờ, giai thoại Từ Hy chém đầu kẻ hầu người hạ vì nhìn thấy mặt mộc của mình vẫn được hậu thế lưu truyền rộng rãi.
3 vũ khí "hộ mạng" bất ly thân của Từ Hi
Vật dụng thứ nhất: Chiếc gối có công năng báo động
Trong cuốn hồi ký của nữ quan thân cận Từ Hi là Dụ Đức Linh, nhân vật này từng miêu tả tới một vật dụng phòng thân của Tây Thái hậu có tên gọi "cảnh chẩm" – chiếc gối có công năng báo động.
Theo đó, "cảnh chẩm" dài khoảng 12 thước Anh, bên trong có ruột làm từ hoa khô, lá trà. Nhìn bên ngoài thì chiếc gối này không hề có điểm đặc biệt, thế nhưng điều bí mật lại nằm ở thiết kế đặc biệt của nó.
Cụ thể, bên trong chiếc gối báo động nói trên có thiết kế một khoảng trống với chu vi khoảng 2 inch. Chỉ cần nằm lên trên và áp tai vào đúng vị trí này thì có thể nghe rất rõ những âm thanh dù là nhỏ nhất ở xung quanh mình.
Nhờ vào công năng đặc biệt nói trên, Từ Hi ngay cả trong lúc ngủ cũng có thể phát hiện ra những động tĩnh bất thường, từ đó biết được liệu có ai đang có ý định tới gần bà hay không.
Cũng theo hồi ức của Đức Linh, một lần tranh thủ lúc Thái hậu không có ở đó, vị nữ quan này đã thử áp tai vào khoảng trống trên chiếc gối báo động để kiểm nghiệm. Và vị nữ quan này đã khẳng định rằng nó có công năng tương tự như một chiếc máy khuếch đại âm thanh.
Vật dụng thứ hai: Quạt ám khí
Bảo bối hộ mạng hữu dụng hàng đầu bên cạnh Từ Hi Thái hậu phải kể tới cây quạt ám khí mà bà thường mang theo bên mình.
Hình dáng của cây quạt này nhìn qua thì hết sức đơn giản, chỉ bao gồm hai phần là phần chuôi làm bằng gỗ tử và phần xương quạt được tạo hình bầu dục, bên trên gắn phủ một lớp lụa mỏng.
Tuy nhiên trên thực tế thì phần chuôi của cây quạt nói trên đã được tỉ mẩn đục rỗng và thiết kế cơ quan ám khí. Một khi có thích khách, Từ Hi chỉ cần đưa quạt ra đúng phương hướng và ấn vào nút ở chuôi là hàng loạt mũi tên sẽ theo đó bay về phía kẻ địch.
Mặt khác, lớp lụa mỏng được phủ lên xương quạt cũng không làm từ vải lụa thông thường mà được chế tác từ một loại tơ tằm cực bền. Lớp vải này có vẻ ngoài mỏng manh nhưng lại có thể chắn được ám khí từ những kẻ hành thích, thậm chí dùng đao kiếm chém trực diện vài nhát cũng chưa chắc đã có thể xé rách.
Tương truyền rằng, cây quạt này do thái giám thân tín Lý Liên Anh dâng lên để lấy lòng Thái hậu. Giai thoại khác lại khẳng định đó vốn là món quà lấy lòng của Viên Thế Khải dành cho Từ Hi.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh lai lịch của thứ vũ khí hộ mạng nói trên, thế nhưng đa số các ý kiến đều khẳng định cây quạt ám khí bên cạnh Từ Hi có giá tạo tác lên tới 3000 lượng bạc trắng và do một kỳ nhân làm vũ khí nổi tiếng kinh thành chế tạo ra.
Vật dụng thứ ba: Vũ khí bí mật tẩm mê hương
Mặc dù là thứ vũ khí phòng thân vô cùng hữu dụng, thế nhưng quạt ám khí chỉ có thể sử dụng vào ba tháng mùa hè, hơn nữa không phải lúc nào cũng tiện cầm trên tay.
Do đó để đảm bảo an toàn cho bản thân, Từ Hi đã không ngừng tìm kiếm một thứ bảo bối phòng thân khác. Và thành quả của công cuộc mày mò này là loại vũ khí bí mật có tẩm mê hương.
Cho tới ngày nay, hình dáng thực của loại vũ khí đặc biệt này vẫn là điều gây tranh cãi. Trong số những giai thoại có liên quan tới lai lịch của chúng thì hai câu chuyện dưới đây được lưu truyền phổ biến hơn cả.
Giai thoại thứ nhất khẳng định rằng, vũ khí tẩm mê hương mà Từ Hi luôn mang theo bên mình chính là bộ đồ bảo hộ móng được bà đeo ở ngón út và áp út của cả hai bàn tay.
Theo giai thoại này thì người sáng tạo nên loại vũ khí nói trên là một thị vệ có tên Lý Văn Trung. Năm xưa Từ Hi trong một lần xem các thị vệ đấu võ đã nhìn thấy người này sử dụng loại binh khí đeo trên ngón tay được làm từ thép tinh luyện và tẩm mê hương, nhờ đó mà hạ gục được đối thủ chỉ trong chớp mắt.
Sau đó, Từ Hi đã yêu cầu Lý Văn Trung đặc biệt chế tạo cho mình một bộ đồ bảo hộ móng có kèm thuốc mê để bà có thể mang bên mình phòng thân.
Tuy nhiên ngay khi vừa nhận được món đồ từ Lý thị vệ, Từ Hi đã dùng chính thứ vũ khí ấy để hạ thủ, sau đó lệnh cho các thái giám đem thi thể Lý Văn Trung vứt xuống một chiếc giếng trong hoàng cung để nhằm diệt khẩu.
Giai thoại khác về vũ khí tẩm thuốc mê của Thái hậu lại khẳng định, nhân vật sáng tạo ra món đồ này là một người giỏi tỷ võ tên là Kỳ Tân.
Điểm khác biệt nằm ở chỗ, thứ đồ mà Kỳ Tân dâng lên Thái hậu là công thức chế tạo mê hương. Từ Hi sau đó đã tẩm mê hương này lên một chiếc khăn tay và luôn mang theo bên mình, một khi gặp bất trắc liền phất khăn vào đối thủ nhằm khiến cho kẻ đó mất đi sự tỉnh táo.
Thế nhưng cũng tương tự như Lý Văn Trung, Kỳ Tân trong giai thoại nói trên cũng chịu chung kết cục bị Thái hậu và thân tín Lý Liên Anh giết ngay trong hoàng cung để diệt khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo