Tìm hiểu nguồn gốc chữ “Hỷ” trong hôn lễ
Giải mã cực sốc nguồn gốc của kế "điệu hổ ly sơn" / Kiếm Gladius huyền thoại của người La Mã cổ đại có nguồn gốc từ đâu?
Từ ngàn năm trước, việc dán chữ “Hỷ” trong đám cưới đã trở thành phong tục không thể thiếu để thể hiện niềm vui, sự chúc phúc với đôi vợ chồng son.
Chữ “Hỷ” được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người Việt Nam cũng như người Trung Quốc. Từ ngàn năm trước, việc dán chữ “Hỷ” trong đám cưới đã trở thành phong tục không thể thiếu để thể hiện niềm vui, sự chúc phúc với đôi vợ chồng son. Chữ “Hỷ” (囍) được dùng trong hôn lễ thực chất được ghép lại bởi 2 chữ “Hỷ” (喜). Tại sao lại vậy? Điều này được bắt nguồn chính từ câu chuyện xảy ra hàng ngàn năm trước tại Trung Quốc!
Chữ “Hỷ” (囍) được dùng trong hôn lễ thực chất được ghép lại bởi 2 chữ “Hỷ” (喜)
Tương truyền xưa có một người tên Vương An Thạch, khổ luyện kinh thư, thi cử đã hai năm mà vẫn chưa đỗ bảng vàng. Năm thứ ba, Vương An Thạch vẫn quyết lên kinh dự thi lần nữa.
Trên đường đi, ông đi qua một vùng trù phú nọ, thấy trên cổng nhà phú ông có treo đôi câu đối lạ. Câu đối trên có viết “Mã Tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ”. Nghĩa là: Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân. Nhưng câu đối dưới vẫn để trống. Đọc xong, Vương An Thạch lại tiếp tục lên đường.
Sự tình thật trùng hợp. Ngày hôm ấy sau khi kì thi kết thúc, chủ khảo muốn thử tài Vương An Thạch, bèn lấy chiếc đèn kéo quân ngoài sân lớn làm đề tài để ra vế đối: “Hổ phi kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển, hổ tàng hình”. Nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình.Chủ khảo vừa đọc câu đối, Vương An Thạch nghĩ ngay đến câu đối sáng nay treo trên cồng nhà phú ông, hai câu sẽ trở thành một đôi rất hoàn chỉnh, bèn viết lên dâng chủ khảo.
Trên đường về, Vương An Thạch lại qua nhà phú ông, viết câu đối của chủ khảo lên cổng. Đúng lúc ấy, phú ông đi ra, vui mừng khôn xiết vì đã tìm được người tài giải câu đối của mình, bèn đem con gái yêu gả cho Vương An Thạch!
Ngày thành hôn, lại vừa đúng có tin Vương An Thạch đã đỗ bàng vàng. Quả thực là “Song hỷ lâm môn” (Hai chuyện vui đến cùng lúc). Vương An Thạch vui mừng khôn xiết, bèn viết hai chữ “Hỷ” (囍) dán lên cổng và đọc to câu thơ:
Vận may đối đáp thành song hỷ
Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng
Ngày nay chữ “Hỷ” được sử dụng rộng rãi để trang trí đám cưới
Kể từ đó, chữ “Hỷ” đã trở thành một phần không thể thiếu trong hôn lễ để thể hiện niềm vui và sự chúc phúc!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân