Tìm thấy 2 thứ bên trong mộ của Lã Bố, hậu thế mới nhận ra đã bị lừa suốt 700 năm
Gia Cát Lượng rõ ràng bồi dưỡng Khương Duy làm người nối nghiệp, tại sao trước khi lâm chung lại đem quân quyền giao cho Dương Nghi? / Quan Vũ, Triệu Vân, ai mạnh nhất? Lưu Bị, Gia Cát Lượng cùng đưa một đáp án, thấy rõ ai thực sự giỏi hơn
Ảnh minh họa
Cái chết của Lã Bố
Lã Bố tuy dũng mạnh nhưng lại vô mưu và hay nghi kỵ. Ông từng bị Hầu Thành, Tống Hiến, Ngụy Tục phản bội, bắt trói cùng với Trần Cung và dâng cho Tào Tháo.
Lưu Bị nói với Tào Tháo: "Minh Công không thấy việc Lã Bố đã làm với Đinh Kiến Dương và Đổng thái sư sao!"... Sau đó Lã Bố và Trần Cung đều bị xử tử, bêu đầu thị uy rồi chôn cất.
Trên đây là câu chuyện về cái chết của vị đại tướng quân Lã Bố thời Tam Quốc, được trích đoạn trong "Tam Quốc Chí".
Năm 199 công nguyên, Tào Tháo dẫn quân tấn công Lã Bố, lúc này Lã Bố vào cuộc đối đầu với Tào Tháo khi đang chiếm giữ ở huyện Phi (Giang Tô, Trung Quốc).
Nhưng Lã Bố hữu dũng vô mưu, bản tính lại đa nghi, đối xử lạnh nhạt với cấp dưới và thường xuyên xỉa xói quân lính khiến cho trên dưới không đoàn kết và bị cô lập.
Kết quả là những người thân tín của Lã Bố như Hầu Thành, Tống Hiến và Ngụy Tục đã phát động cuộc nổi loạn, trói Trần Cung và Lã Bố giao cho Tào Tháo.
Nói đến Tào Tháo thì đây là một nhân viên kiệt xuất, rất quý trọng tài năng. Khi Lã Bố đề nghị có thể dẫn đầu kỵ binh cho Tào Tháo để chinh chiến thiên hạ, Tào Tháo nhất thời rất phấn khích. Nhưng lúc này, Lưu Bị đứng bên cạnh lạnh lùng nói: "Chẳng lẽ Tào Công đã quên nguyên nhân cái chết của Đinh Nguyên và Đổng Trác năm đó rồi sao?"
Ảnh minh họa.
Tào Tháo khi đó mới nhớ ra Lữ Bố là một kẻ thay đổi thất thường, là con nuôi của Đinh Nguyên và Đổng Trác nhưng lại ra tay giết chết hai người này, kẻ như vậy làm sao có thể yên tâm tin dùng?
Thế nên Tào Tháo đã quyết định chặt đầu Lã Bố và đưa về Hứa Xương để thị chúng, đây cũng là kết cục cuối cùng của Lữ Bố.
Nhưng với tư cách là chư hầu một phương, lại từng thống trị Từ Châu, nhưng không một ai biết đến lăng mộ của Lã Bố. Mặc dù cuối cùng ông bị Tào Tháo giết chết, nhưng nhân nghĩa, con người ta vẫn sẽ được an táng cho nên trường hợp này thật sự khá bất thường.
Cuối cùng vào năm 2007 người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của Lã Bố. Vị trí ngôi mộ nằm ở thôn Tiểu Lan Phong, huyện Tu Vũ, thành phố Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam.
Việc phát hiện ra ngôi mộ cùng các vật thể trong mộ đã cho hậu thế thấy một Lã Bố chân thực hơn, rất khác với Lã Bố trong tưởng tượng của nhiều người.
Con người thực của Lã Bố ra sao?
Với ấn tượng của nhiều người, Lã Bố thực chất là một tướng quân nhiều bi thương giống Hạng Vũ, nhưng trên thực tế Lã Bố lại không thể so được với Hạng Vũ.
Về một phương diện nào đó, Hạng Vũ không hữu dũng vô mưu như Lã Bố. Hạng Vũ hữu dũng không mưu, ông kiêu ngạo và tự cao, về cơ bản không coi trọng việc sử dụng quá nhiều mưu kế.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng trên thực tế, bất luận là trận Cự Lộc đập nồi dìm thuyền quyết đánh đến cùng hay trận Bành Thành cùng nhiều trận chiến lớn nhỏ khác, Hạng Vũ đều thể hiện đầy đủ tài năng về quân sự. Ông tuy không biết cách dùng người nhưng chắc chắn là một đối thủ đáng nể.
Sở dĩ Lã Bố được khen ngợi như vậy chủ yếu là vì ông đã làm được một việc tốt, đó là tiêu diệt được kẻ thù chung của thiên hạ là Đổng Trác. Việc này đã đưa Lã Bố một thời trở thành vị tướng trung thành của nhà Hán.
Ngoài ra, "Tam Quốc diễn nghĩa" được viết vào thế kỷ 14 của La Quán Trung còn sắp đặt cho Lã Bố những tình tiết dũng cảm phi thường như "Tam anh chiến Lã Bố" khiến người ta càng thêm ấn tượng với ông .
Tuy nhiên trên thực tế, Lã Bố với tư cách là một chư hầu, tài năng chính trị của ông không bằng Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền; với tư cách là một võ tướng, chiến tích của ông không bằng Quan Vũ, Trương Liêu, Lỗ Tấn hay những danh tướng lịch sử khác.
Văn bia được tìm thấy trong lăng mộ đã cho thấy, Lã Bố đúng như mô tả trong "Tam Quốc Chí" - thất thường, bất hiếu bất trung, kiêu ngạo tự mãn và vô cùng đa nghi.
Lã Bố như vậy làm sao có thể phù hợp với hình ảnh vốn hằn sâu trong ấn tượng của nhiều người, rằng "Người phải như Lã Bố, ngựa phải như ngựa Xích Thố" như "Tam Quốc diễn nghĩa" đã miêu tả?
Ngoài ra, trong suy nghĩ của nhiều người, vũ khí của Lã Bố là cây Phương Thiên Họa Kích nhưng thực ra điều này cũng được tạo ra bởi "Tam quốc diễn nghĩa". Tuy nhiên, theo các tư liệu lịch sử như "Tam quốc chí", "Anh hùng ký", vũ khí thực sự của Lã Bố thực chất chỉ là một cây giáo.
Và trong ngôi mộ của Lã Bố quả nhiên không có Phương Thiên Họa Kích nào cả mà chỉ có 1 cây giáo. Điều này càng thêm phần khẳng định rằng, hậu thế bao nhiêu năm qua đã bị "Tam Quốc diễn nghĩa" đánh lừa về con người thật của nhân vật Tam Quốc này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo