Tìm thấy các phân tử hữu cơ trên sao Hỏa
Tranh cãi về hình ảnh mới nhất được cho là quái vật hồ Loch Ness / Chiến thắng sau cùng trong Tam Quốc, sao hậu duệ Tư Mã Ý vẫn hổ thẹn khi so với Tào Ngụy?
Tiến sĩ Jacob Heinz và giáo sư Dirk Schulze-Makuch từ Technische Đại học cho biết hợp chất hoá học có tên thiophene đã được tìm thấy bởi tàu thăm dò Curiosity trên sao Hỏa. Ngay sau phát hiện, hai nhà nghiên cứu đã công bố nghiên cứu của họ trên tạp chí Astrobiology.
Theo nghiên cứu, thiophene có thể đã xuất hiện trên sao Hỏa do quá trình khử sulfate gây ra bởi vi khuẩn sống trên hành tinh này khi trời ấm hơn và ẩm ướt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thiophene có thể đã bị vi khuẩn phá vỡ.
Dirk Schulze-Makuch cho biết: “Chúng tôi đã xác định được một số con đường sinh học đối với thiophene dường như nhiều hơn so với hóa chất, nhưng chúng tôi vẫn cần bằng chứng thêm nữa”.
Thiophene được cấu thành từ hai nguyên tố carbon và lưu huỳnh và có thể được tìm thấy trên Trái Đất trong than đá, dầu thô và nấm cục trắng.
Các nhà khoa học không loại trừ rằng chúng có thể xuất hiện trên sao Hỏa do hậu quả của phản ứng hóa học do thiên thạch đâm vào hành tinh Đỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng kịch bản sinh học có nhiều khả năng cần xem xét nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
Phát hiện đầu sói khổng lồ ở vùng băng vĩnh cửu ở Nga, hóa ra là một con sói cổ từ 40.000 năm trước, nếu được bảo tồn có thể sẽ “hồi sinh”
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc