Tìm thấy hài cốt viên mãnh tướng của Hoàng đế Napoleon
Những bảo vật Hoàng gia trong Lễ đăng quang của Vua Thái Lan / Những màn ảo thuật 'đen đủi' và chết chóc trong lịch sử
Các nhà khảo cổ Nga và Pháp thông báo đã tìm thấy bộ hài cốt mất một chân trong quan tài bằng gỗ nằm dưới một sàn nhảy ngoài trời ở thành phố Smolensk, cách phía tây Moscow khoảng 360 km.
![]() |
Bộ hài cốt chỉ có một xương chân được cho là của một người đàn ông chết ở độ tuổi 40-45. |
![]() |
Các nhà khảo cổ khai quật địa điểm được cho là nơi chôn cất của Tướng Gudin ở Smolensk, Nga. |
Qua đời ở tuổi 44 sau khi bị trúng đạn pháo trong cuộc xâm lược nước Nga của hoàng đế Napoleon vào năm 1812, Tướng Charles-Étienne Gudin buộc phải cưa chân và qua đời 3 ngày sau đó vì chứng hoại tử.
Vào thời điểm ông qua đời, quân đội Pháp đã lấy đi trái tim của Gudin và đem về chôn cất tại Paris. Tuy nhiên, thi hài của ông sau đó bị cho là đã thất lạc.
Các vết thương trên di hài tìm thấy ở Nga trùng khớp với những thương tích mà Tướng Gudin từng hứng chịu khi tham gia các trận chiến trước đây.
![]() |
Charles-Étienne Gudin được cho là một trong những người được hoàng đế nước Pháp Napoleon Bonaparte sủng ái. |
“Ngay khi tôi nhìn thấy bộ hài cốt chỉ có một chân, tôi biết rằng chúng tôi đã tìm thấy ông ấy”, trưởng nhóm khảo cổ Marina Nesterova chia sẻ với hãng tin AFP.
Hiện các mẫu vật phẩm đã được gửi về Pháp để xét nghiệm ADN. Báo cáo sơ bộ cho thấy bộ hài cốt là của một người đàn ông qua đời ở độ tuổi 40-45. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố trong thời gian sắp tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'