Tình báo thương mại Thụy Điển trong Thế chiến II: Nhiệm vụ tối mật
Thủ thư Mỹ: Lực lượng tình báo trong Thế chiến II / Giải mã hoạt động ngầm của tình báo trung ương Mỹ
Một khả năng khác đáng lưu ý là điệp viên Raoul từng tiến hành một số dạng nhiệm vụ tình báo và kinh tế cho chính phủ Thụy Điển theo yêu cầu của C-byran. Trong các sứ mạng này, Raoul đã tiếp xúc với một số quan chức Mỹ, đặc biệt là với Iver Olsen (đại diện ở Stockholm của Cục tình báo chiến lược, OSS) cũng như với R. Taylor Cole (phó trưởng trạm Stockhokm của OSS, và sau này là Trưởng Khu vực tình báo mật (SI) từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1944).
Hồi cuối năm 1943, Iver Olsen được bổ nhiệm làm Tùy viên tài chính tại Tòa công sứ Mỹ. Ngoài những công việc làm cho OSS thì từ tháng 4 năm 1944, Olsen còn làm Tùy viên về người tị nạn, đại diện cho Ủy ban người tị nạn chiến tranh Mỹ (WRB). Chính ở tư cách Tùy viên cho WRB mà Olsen đã tuyển Raoul Wallenberg thực hiện sứ mạng nhân đạo ở Budapest.
Giới chức Liên Xô thời kỳ đó tỏ ý hoài nghi về các kết nối liên lạc giữa Raoul Wallenberg và Iver Olsen. Các nhiệm vụ giải cứu người Do Thái của Iver Olsen tại các nước vùng Baltic đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ Tham mưu trưởng quốc phòng Thụy Điển bao gồm Hellmuth Ternberg. Sau đó những người này đã giúp tình báo Anh và Thụy Điển thành lập các tổ chức mật chống Liên Xô trong vùng.
Kế hoạch Đông tiến
Các khía cạnh hoạt động kinh tế Iver Olsen thường ít được giới sử gia chú ý do có liên quan đến nhiệm vụ của Raoul Wallenberg. Có một sự thật là Iver Olsen đã thúc giục một cuộc điều tra của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nhằm chống lại những giao dịch kinh tế của anh em nhà Wallenberg với ĐQX. Đặc biệt Olsen thúc giục cuộc điều tra việc anh em nhà Wallenberg bán ổ bi cho Đức và che giấu các tài sản của Đức ở Mỹ, như tập đoàn Bosch.
Người sáng lập cơ quan tình báo C-byran của Thụy Điển (giai đoạn 1939-1946), thiếu tá Carl Petersén. Ảnh nguồn: Wikipedia. |
Một nguồn tin ít người biết được rằng vào ngày 23 tháng 5 năm 1944, Iver Olsen báo cáo cho Bộ Ngân khố rằng Thụy Điển, mà cụ thể là doanh nghiệp nhà Wallenberg nắm giữ vai trò chính trong nỗ lực của Đức Quốc xã (ĐQX) nhằm mua một lượng lớn tiền tệ trung lập. Lấy tin từ một nguồn giấu tên trong tình báo Thụy Điển, Olsen tố cáo hãng ngân hàng Thụy Điển, Josephson & Co, đã nạp vào tài khoản Đức số tiền 5 triệu USD lấy từ Hungary, Bulgaria, Tây Ban Nha và Rumani (thị giá ngày nay là 50 triệu USD).
Iver Olsen tố tiếp “2 ngân hàng Enskilda và Skandinaviska là những người mua ngoại tệ lớn nhất của Thụy Điển”. Ngoài ra các công ty trung gian như ASEA, Electrolux, AGA Baltic và Nordiska Kompaniet đã mua lượng ngoại tệ ước tính khoảng 1,5 triệu USD. Tuyên bố của Olsen và cuộc điều tra chính thức đối với hoạt động kinh doanh của gia đình Wallenberg càng khẳng định sâu sắc việc điệp viên Raoul Wallenberg tham gia vào các sứ mạng nhân đạo ở Hungary.
Một khía cạnh ít được nói trong sứ mạng nhân đạo của Raoul Wallenberg là “Bảo vệ Người của tương lai”. Chuyện kể rằng Raoul từng đàm phán với các quan chức ĐQX ở Budapest về việc giải cứu một lượng lớn các công nhân kỹ thuật tay nghề cao của tập đoàn công nghiệp Manfred Weiss. Raoul cũng tham gia vào việc bảo vệ các lãnh đạo doanh nghiệp và khoa học gia hàng đầu Hungary.
Tháng 8 năm 1944, WRB đề nghị Iver Olsen chuyển yêu cầu tới Raoul Wallenberg để quyết định các hoàn cảnh đứng sau vụ bắt cóc Lipót Aschner (giám đốc hãng điện tử lớn Tungsram) được thực hiện bởi các thành viên của SS. Aschner và chuyển tới trại tập trung Mauthausen (đồi Mauthausen, Thượng Áo), tại nơi đây ông đã được phóng thích vào tháng 12 năm 1944 sau khi trả một khoản tiền chuộc đàm phán với các liên kết Thụy Điển và Thụy Sỹ của Tungsram.
Một bức điện tín của OSS đề ngày 1 tháng 8 năm 1945 đã nói rằng Mỹ và Thụy Điển cần hợp tác chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin tình báo Liên Xô, và các công ty Thụy Điển có phần đáng kể trong kế hoạch này: “Người Thụy Điển đang lên kế hoạch tổ chức hoạt động tình báo tương lai của họ theo Đông tiến, bằng cách dùng các đại diện của những tập đoàn và hãng công nghiệp lớn của nước này, cùng với các cơ quan và đại diện ở Nga, khu vực Baltic và Balkans. Tình báo kinh tế sẽ đảm trách việc này”.
Thảo luận hòa bình và các kết nối tình báo
Có những dấu hiệu khác cho thấy điệp viên Raoul Wallenberg phục vụ cho những mục đích rộng lớn hơn. Trong cuốn hồi ký của mình, tác giả R. Taylor Cole nhấn mạnh rằng “Các liên kết và lợi ích Hungary của chúng tôi đã diễn ra thông qua một cuộc gặp với Raoul Wallenberg”. Điều này có vẻ là một nhiệm vụ khác vượt ra khỏi khuôn khổ của giải cứu người Do Thái.
Kể từ tháng 9 năm 1943, Taylor Cole đã tiến hành những đợt trao đổi tuyệt mật với Bộ trưởng Hungary ở Stockholm, Tiến sĩ Antal Ulllein-Reviczky, một người rất thân phe Đồng Minh. Một trong những cuộc gặp gỡ mật đó đã diễn ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1943, tức chỉ 1 ngày trước khi TS Ullein-Reviczky dự một tiệc cocktail tại tư dinh của Raoul Wallenberg. Ông Ullein-Reviczky đã có cuộc gặp mặt đầu tiên với điệp viên Raoul Wallenberg vào chuyến công tác đến Hungary đầu mùa Thu năm 1943.
Tại thời điểm đó ông Ullein-Reviczjy đã liên quan đến các thảo luận hòa bình riêng rẽ đầy nhạy cảm và bảo mật cao thông qua Thổ Nhĩ Kỳ (bố vợ của ông Ullein-Reviczky là một nhà ngoại giao Anh đang sống ở Istanbul). Trong những cuộc thảo luận đó có sự hiện diện các đại diện của Cục chiến lược đặc biệt (SOE, một tổ chức chuyên phá hoại hải ngoại của Anh, khi đó chủ ngân hàng Anh, Charles Hambro, nắm quyền điều hành tổ chức này). Một việc đáng quan tâm đối với các chiến dịch vùng Ban-tích, đó là Bộ tổng tham mưu Thụy Điển và C-byran cũng bí mật hỗ trợ cho tình báo Đồng Minh ở Hungary. Thiếu tá Hellmuth Ternberg thường tới Budapest với tư cách cá nhân ít nhất 2 lần giữa các năm 1943-1944. Có rất ít chi tiết về những chuyến đi này hoặc mạng lưới điệp viên bí mật của Ternberg ở Hungary.
Tuy vậy có một sự thật là ở Budapest, Raoul Wallenberg đã tiếp xúc với các đại diện tình báo Thụy Điển và Đồng Minh bao gồm các điệp viên của Ủy ban phân bổ chung người Do Thái Mỹ (JOINT), một tổ chức cứu hộ và cứu trợ người Do Thái đã chu cấp tài chính cho sứ mạng của Raoul Wallenberg. Người Liên Xô rất hồ nghi các hoạt động của JOINT và cho rằng nó là phòng tuyến của các lợi ích tình báo Mỹ ở Hungary.
Tháng 9 năm 1944, Raoul Wallenberg đã gặp Thorsten Akrell, một đặc vụ của phản gián quân đội Thụy Điển, lúc đó Akrell đã bàn giao vài bộ vô tuyến cho các thành viên của quân kháng chiến Hungary. Rất có thể Raoul và Akrell đã biết về nhau từ trước năm 1944. Akrell từng làm việc với Carl Bonde (người con riêng của dì ruột của Raoul là Ebba Bonde), Carl Bonde là người đứng đầu phản gián quân đội Thụy Điển trong giai đoạn 1943-1945.
Thông qua tòa công sứ Thụy Điển ở Budapest, Raoul Wallenberg cũng liên hệ với một nhóm các sĩ quan Hà Lan và Anh (những người đã trốn thoát khỏi các trại tù binh chiến tranh của Đức, và những người hỗ trợ cho kháng chiến Hungary cũng như người Do Thái bị đàn áp). Một số cựu sĩ quan như Reginald Barratt (Sĩ quan đảm bảo hàng hóa Anh) thường có tiếp xúc gần gũi với Phụ chánh Hungary, Miklós Horthy, để duy trì các tiếp xúc với những đại diện tình báo Anh, cũng như bảo vệ cho các lợi ích Anh, Mỹ trong trường hợp Liên Xô chiếm đóng Hungary.
Vài người trong số các sĩ quan này sau đó đã bị các lực lượng quân đội Liên Xô giam giữ. Gần đây, sử gia Gellert Kovacs đã khám phá ra rằng các nhà ngoại giao Thụy Điển đã cung cấp cho Đồng Minh phương Tây nhiều thông tin tình báo do lực lượng kháng chiến Hungary thu thập được. Chẳng hạn như một máy phát vô tuyến đã đặt ở tòa công sứ Thụy Điển ở Budapest.
Thông tin tình báo từ Budapest được chuyển cho các lực lượng không quân của phe Đồng Minh để triển khai ở Malta, từ đây diễn ra những trận oanh tạc các sà lan trên sông Danube chở dầu hỏa cho lực lượng vũ trang Wehrmacht (ĐQX).
Sử gia Gellert Kovacs cũng trích dẫn các báo cáo về việc điệp viên ngoại giao Raoul Wallenberg sử dụng chiếc xe hơi công vụ của mình để chở vũ khí và đạn dược cho quân kháng chiến. Nếu điều này là đúng thì sự tham gia của các nhân viên ngoại giao Thụy Điển mà đặc biệt là Raoul Wallenberg và Per Anger trong “các hoạt động bình phong” đã vi phạm nghiêm trọng tính trung lập của Thụy Điển. Trước khi Raoul khởi hành đến Hungary thì người anh em Jacob Wallenberg đã đề nghị sự bảo vệ từ người bạn thân của mình, một sĩ quan SS và là người đứng đầu Tình báo hải ngoại tên là Walter Schellenberg.
Người anh họ của điệp viên Raoul Wallenberg, Jacob Wallenberg, ông thay mặt chính phủ Thụy Điển thực hiện các hoạt động tình báo kinh tế. Ảnh nguồn: Dr Vadim Birstein. |
Không rõ các điệp viên Liên Xô có được báo trước về hướng tiếp cận của Jacob Wallenberg với Walter Schellenberg hay không. Một loạt câu hỏi chìm trong bí ẩn về những cuộc tiếp xúc của Raoul Wallenberg với các điệp viên ĐQX và giới chức ở Budapest, cũng như các thỏa thuận mà Raoul đã thực hiện nhằm cứu mạng hàng ngàn người Do Thái.
Có một điều thú vị là Franz Rudolf Gfrorner (người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Abwehr (ĐQX) ở Budapest) biết rõ về Raoul Wallenberg. Rudolf Gfrorner đã thu thập nhiều thông tin về JOINT ở Bucharest (Rumani). Và bất chấp nhiều biện pháp nghiêm ngặt, một số tài liệu bảo vệ của Thụy Điển liên quan đến sứ mạng nhân đạo của Raoul Wallenberg tại tòa công sứ Thụy Điển đã rơi vào tay ĐQX và Hungary. Thực tế này đã khiến người Liên Xô càng hoài nghi về những hoạt động của Raoul Wallenbderg.
Tháng 3 năm 1944, ĐQX chiếm đóng Hungary, mọi hoạt động kinh tế của Thụy Điển ở nước này đã chính thức bị đình chỉ, giới chức Hungary đã mua lại các vật tư chiến tranh như một khối lượng lớn ổ bi từ công ty Svenska Kullagerfabriken (SKF) của gia đình Wallenberg.
Tháng 9 năm 1944, trụ sở tập đoàn SKF ở Gothenburg (Thụy Điển) quyết định bàn giao toàn bộ hàng tồn kho ở Châu Âu cho giới chức ĐQX. Liên Xô cực lực phản đối việc bàn giao này và đe sẽ đưa giám đốc mua hàng chi nhánh Budapest của SKF là Ferencz Pirkner ra xét xử. Tác giả người Thụy Điển, Staffan Thorsell, cho rằng việc tiếp tục chuyển giao ổ bi trong suốt năm 1944 có thể đã giúp cho sự ra đời của 4 doanh nghiệp hàng đầu Thụy Điển là L.M. Ericsson và Swedish Match đều thuộc quyền kiểm soát của gia đình Wallenberg. Những doanh nhân này nằm trong nhóm 7 người được gọi dưới cái tên là “Những người Thụy Điển Warsaw” bị giam giữ bởi Cảnh sát mật Gestapo tại Ba Lan vào năm 1942 do họ đã viện trợ cho quân kháng chiến Ba Lan.
Tầm quan trọng của lưu trữ Nga
Xui thay phần lớn tài liệu nguồn của Thụy Điển cần thiết để giải mã những câu hỏi về các mối liên hệ và hoạt động của nhà ngoại giao – điệp viên Raoul Wallenberg phần lớn đã bị mất hoặc bị phá hủy, đặc biệt là các tài liệu từ những cơ quan tình báo thời chiến của nước này. Một số tập tin liên quan vẫn không thể tiếp cận được tại một số kho lưu trữ tư nhân, bao gồm các tài liệu của gia đình Wallenberg.
May sao, tất cả những câu hỏi này đều có thể được giải đáp thông qua Lưu trữ nhà nước Nga. Các cơ quan tình báo quân sự và hải ngoại Liên Xô đã mở rộng sự hiện diện tại các thủ đô nước ngoài trong suốt thời chiến và không hoài nghi là mọi sự kiện đều được ghi lại chi tiết. Tuy vậy có rất ít thông tin căn bản từ các nguồn của Nga có thể làm rõ rằng lãnh đạo Liên Xô biết những gì về các kết nối của Raoul Wallenberg, và làm cách nào để họ tiếp cận các nguồn tin đó.
Các nguồn tin mật bao gồm những báo cáo tình báo hải ngoại của Liên Xô về Stockholm và Budapest cũng như các đơn vị tình báo quân sự Liên Xô và phản gián quân sự SMERSH hoạt động ở Hungary trong 2 năm 1944-1945. Giới chức Nga thừa nhận rằng những tập tin dạng này chứa đựng thông tin về hoạt động của tòa công sứ Thụy Điển ở Budapest và các nhà ngoại giao của cơ quan này trong các năm đó.
Lưu trữ trung ương của Bộ Quốc phòng Nga đã hé lộ việc đang giữ các sổ ghi chép của Tư lệnh quân đội ĐQX, Heinrich Himmler. Sự thừa nhận này nói lên rằng vẫn còn nhiều tài liệu quan trọng của thời kỳ ĐCTGII vẫn đang bị khóa trong các kho lưu trữ. Địa vị của Raoul Wallenberg như thành viên của gia tộc quyền lực nhất Thụy Điển (và có lẽ là cả Châu Âu) đã khiến Liên Xô ra quyết định giam giữ ông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán