Tộc người du mục ‘sống chết’ với tuần lộc cuối cùng trên thế giới
Sống ở rừng taiga hẻo lánh của Mông Cổ, Dukha là tộc người du mục chăn nuôi tuần lộc cuối cùng tồn tại trên thế giới. Họ dựa vào loài vật này gần như trong mọi khía cạnh cuộc sống.
Điểm danh các bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới vẫn còn tồn tại / Khám phá sự bí ẩn của bộ tộc sống chung với rắn độc
Tộc người Dukha, hay Tsaatan đã sinh sống qua nhiều thế hệ suốt hàng nghìn năm nay ở những cánh rừng lá kim taiga hẻo lánh phía bắc Mông Cổ, dọc biên giới với Nga. Vào những mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ ở khu vực xa xôi này có thể xuống thấp chỉ còn âm 40 độ C.
Người ta còn gọi tộc người Dukha là “người tuần lộc”, vì họ sống du mục, săn bắn và chăn nuôi tuần lộc là chủ yếu. Có thể nói với những người dân Dukha, cả đời họ gần như “sống chết” với loài vật này.
Người Dukha sống nay đây mai đó. Họ di chuyển theo đàn tuần lộc từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác cứ sau khoảng 7-10 tuần.
Với tộc người Dukha, lối sống du mục, chăn nuôi tuần lộc được xem là truyền thống văn hóa của tổ tiên. Không có quá nhiều cộng đồng nhỏ bé như thế này còn tồn tại trong đời sống hiện đại. Người ta gọi tộc Dukha là những người chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ, thậm chí là của cả thế giới.
Trong văn hóa dân gian Mông Cổ, tuần lộc được xem là loài vật thần thoại. Người ta cho rằng những chú tuần lộc hiền lành mang linh hồn của những người thân yêu quá cố.
Đời sống của người Dukha gắn bó mật thiết với tuần lộc. Trong ảnh là khoảnh khắc một chú tuần lộc đang liếm muối đọng lại trên áo của một phụ nữ Dukha sống du mục.
Tộc người Dukha phụ thuộc vào những chú tuần lộc gần như ở tất cả mọi khía cạnh của đời sống sinh tồn lẫn bản sắc văn hóa, tinh thần. Những cô bé, cậu bé dù nhỏ tuổi đã có thể cưỡi tuần lộc khá thành thạo.
Tuần lộc là phương tiện vận chuyển, là nguồn cung cấp sữa quan trọng của người dân Dukha. Tộc người này rất tự hào về truyền thống du mục, chăn nuôi tuần lộc của mình.
Ngoài sữa tuần lộc, chế độ ăn của người Dukha còn được bổ sung chủ yếu là thịt và các sản phẩm làm từ bột mì, ví dụ như các loại bánh bao hay mì sợi địa phương.
Một bác sĩ địa phương đangcưỡi tuần lộc đến thăm những người du mục Dukhai. Ông thường xuyên gặp gỡ, kiểm tra và chữa trị cho họ trong mối liên hệ, gắn bó thân thiết.
Theo thời gian, sự phát triển hiện đại dần xâm nhập vào đời sống của tộc người Dukha. Không chỉ dừng lại ở các biểu hiện về tiện nghi, vật chất, nhiều người đã chuyển hẳn đến các thị trấn, thậm chí là các thành phố lớn, thủ đô. Họkhông muốn sống trong điều kiện khắc nghiệt ở những cánh rừng taiga đầy tuyết.
Du lịch là một nguồn thu nhập lớn hiện nay của người Dukha. Họ kiếm tiền từ những vị khách yêu tuần lộc, thích chụp ảnh. Trong chuyến hành trình đến Mông Cổ, các công ty du lịch cũng thường gợi ý du khách ghé thăm cộng đồng người nhỏ bé này, dù điều kiện đi lại khá xa xôi, cách trở. Tuy nhiên, không phải ai cũng tán thành cách làm du lịch này.
Truyền thống cổ xưa của người Dukha đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự phát triển xã hội, chính sách địa phương, hoạt động du lịch… Nỗi sợ đánh mất bản sắc là có thật. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã và đang lên tiếng vềnguy cơ lụi tàn của văn hóa truyền thống Dukha. Họ gọi đó là một nền văn hóa “đang hấp hối”.
Theo Tạp chí Văn hiến
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Cột tin quảng cáo