Khám phá

Trận đánh biến Tổng thống tương lai Truman trở thành kẻ tội đồ và người hùng

Trong Thế chiến I, Harry S. Truman là tân Đại úy pháo binh và trong trận tấn công Meuse-Argonne, nơi khẩu đội của ông được giao nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho quân Mỹ tiến công, ông bị người chỉ huy dọa đưa ra tòa án binh, nhưng những người khác được cứu mạng đã coi ông là một người hùng.

Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2 / Cuộc đối đầu của các nhà chiêm tinh trong Thế chiến thứ hai

Cuộc tấn công Meuse-Argonne vào tháng 9 và tháng 11/1918 là cuộc tấn công lớn nhất của Mỹ trong lịch sử vào thời điểm đó với hơn một triệu người tham gia. Nhiệm vụ của đơn vị của Đại úy Truman và hầu hết các đơn vị pháo binh trong các trận chiến là bằng hỏa lực pháo binh, vừa tiêu diệt sinh lực địch trong các hầm trú ẩn và chiến hào, vừa xóa sổ các đơn vị pháo binh Đức, bằng cách đó bảo vệ quân Mỹ.

Các nguyên tắc của pháo binh trong các cuộc giao tranh này rất nghiêm ngặt. Mỗi sư đoàn đảm nhận một khu vực hỏa lực cụ thể, và những khu vực này thường được chia nhỏ hơn nữa cho các trung đoàn và khẩu đội pháo. Truman có các mục tiêu cụ thể mà khẩu đội ông phải chế ngự và về cơ bản, có thể tham gia đánh các mục tiêu khác thuộc khu vực Sư đoàn 35 được phân công.

Trong Thế chiến I, Tổng thống tương lai Harry S. Truman là Đại úy pháo binh; Nguồn: wearethemighty.com
Trong Thế chiến I, Tổng thống tương lai Harry S. Truman là Đại úy pháo binh; Nguồn: wearethemighty.com.

Màn khởi đầu của cuộc tấn công đã thành công. Phân đội của Truman cùng Lữ đoàn Pháo binh dã chiến số 60 đã bắn 40.000 viên đạn trong trận mở màn. Đặc biệt, khẩu đội của Truman có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho Lữ đoàn xe tăng của Trung tá George S. Patton khi lực lượng thiết giáp này tiến công. Nhưng cuộc tấn công tổng thể của quân Mỹ không diễn ra theo kế hoạch, hàng phòng ngự của Đức vẫn rất chắc chắn, ngay cả sau trận pháo kích mở màn.

Những hạn chế đối với pháo Mỹ cho phép các khẩu đội pháo Đức nã đạn vào các phân đội xung kích của Mỹ, mà không bị phản đòn. Tệ hơn, quân Mỹ chưa quen đối phó với tình trạng tắc đường do bước quân trên đất bùn, và phía Đức đã gây khó khăn hơn cho họ bằng cách bắn phá, hủy hoại các con đường khi họ rút lui, lấp đầy chúng bằng những hố đạn pháo; ngựa và ô tô có thể lao vào và bi sa lầy.

Gặp những khó khăn này, Khẩu đội D của Truman vẫn thường hỗ trợ hiệu quả các đơn vị bộ binh và thiết giáp. Truman và Khẩu đội D chủ yêu tập trung yểm trợ hỏa lực cho quân của Patton và các đơn vị khác đang tấn công, nhưng họ cũng pháo kích vào bất kỳ mối đe dọa nào đối với sườn của Sư đoàn 35. Trong ngày thứ hai của cuộc tấn công, khi nhìn thấy một máy bay Mỹ thả pháo sáng gần sườn Sư đoàn số 35, Truman chộp lấy ống nhòm quan sát.

Trong trận Meuse-Argonne, khẩu đội của Truman nhận nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực để các đơn vị bộ binh và thiết giáp tham gia tấn công; Nguồn: wearethemighty.com
Trong trận Meuse-Argonne, khẩu đội của Truman nhận nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực để các đơn vị bộ binh và thiết giáp tham gia tấn công; Nguồn: wearethemighty.com.

Bên dưới chùm pháo sáng đang rơi, Truman phát hiện một khẩu đội pháo Đức đang triển khai để tấn công quân Mỹ, tấn công Truman và đồng đội của ông, hoặc bắn vào lực lượng đang cơ động phía trước. Về nguyên tắc, quân Đức thuộc khu vực đặc trách của Sư đoàn số 28, không phải của Sư đoàn 35. Nếu Truman chuyển pháo khỏi nhiệm vụ hiện tại để dập mối đe dọa này, hành động sẽ phá vỡ trật tự trực tiếp.

Nhưng quân Đức gần như nằm trong tầm bắn của súng trường, và Truman không thể ngồi yên khi mối đe dọa đối với người Mỹ đã quá cận kề. Ông ra lệnh cho giàn pháo của mình thực hiện nhiệm vụ mới, chỉ bắn cho đến khi pháo Đức được kéo đi. Nhưng quân Đức không thể nhanh chóng rút lui; chúng sẽ bị buộc phải chết do hỏa lực hoặc từ bỏ vũ khí. Đòn tấn công bất ngờ đã phát huy tác dụng.

 

Hỏa lực của Khẩu đội D đã làm tê liệt quân Đức trước khi chúng có thể khai hỏa và những tên sống sót đã bỏ vu xkhis, tháo chạy., Biết vị trí của chính mình đã bị phát hiện, Truman kéo quân của mình về phía tây nam và tiếp tục các hoạt động chiến đấu. Nhưng Trung đoàn trưởng - Đại tá Karl Klemm - cho rằng, việc tiêu diệt một khẩu đội pháo Đức kém quan trọng hơn việc tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, và ông ta đã đe dọa đưa Truman ra tòa án binh.

Phá vỡ nguyên tắc, Truman đã cho tiêu diệt các phân đội pháo binh Đức thuộc khu vực đơn vị khác đảm trách, tạo tiền đề để chỉ huy Mỹ thu hồi lệnh mang nguyên tắc “giáo điều” đó; Nguồn: wearethemighty.com
Phá vỡ nguyên tắc, Truman đã cho tiêu diệt các phân đội pháo binh Đức thuộc khu vực đơn vị khác đảm trách, tạo tiền đề để chỉ huy Mỹ thu hồi lệnh mang nguyên tắc “giáo điều” đó; Nguồn: wearethemighty.com.

Tuy nhiên, nó dường như không ảnh hưởng nhiều đến Truman. Rốt cuộc, Trung đoàn Pháo binh dã chiến 129 đã thiếu những người chỉ huy có trình độ chuyên môn, vì vậy, ông không bị miễn nhiệm ngay lập tức. Và ngày hôm sau, bất chấp lời đe dọa sẽ bị truy tố, Truman lại “vượt rào” trong lĩnh vực này, hai lần. Lần vi phạm đầu tiên xảy ra vào sáng hôm sau khi Truman nhìn thấy một trạm quan sát của quân Đức được thiết lập trong một nhà máy bỏ hoang ngay giữa khu vực của Sư đoàn bộ binh 28 chịu trách nhiệm. Truman đã ra lệnh cho các khẩu pháo 75mm của mình hạ gục nó.

Và chỉ vài giờ sau, một khẩu đội pháo Đức cố gắng tái định vị trong khu vực đặc trách của Sư đoàn số 28, và Truman đã phát hiện ra chúng. Một lần nữa, ông cho quay pháo và bất ngờ tiêu diệt kẻ thù bằng hỏa lực chính xác. Cuối ngày hôm đó, lệnh hạn chế các đơn vị pháo binh chỉ tác chiến trong khu vực đặc trách của họ đã được thu hồi. Từ đó trở đi, các đơn vị pháo binh có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trong khu vực của họ cũng như bất kỳ mục tiêu nào mà họ trực tiếp phát hiện được, giống hệt như Truman đã chiến đấu suốt thời gian qua.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm