Khám phá

Tranh cãi: Khủng long có thể đã tuyệt chủng vì một sao chổi chứ không phải một tiểu hành tinh

Theo một nghiên cứu mới được công bố, có khả năng khủng long đã không bị tuyệt chủng bởi một tiểu hành tinh, mà bởi một sao chổi đã lao vào trái đất 66 triệu năm trước.

Hàng trăm chiếc răng hóa thạch hé lộ bất ngờ về loài khủng long hung ác / Bay kém, lướt gió nửa vời, loài khủng long có cánh sớm tuyệt chủng

Các nhà khoa học của Đại học Harvard trong một nghiên cứu mới đây đã đưa ra giả thuyết rằng có thể một mảnh của sao chổi đã đâm vào Trái Đất 66 triệu năm trước và tạo ra hố Chicxulub.

Hố Chicxulub nằm trên bán đảo Yucatan của Mexico ngày nay với đường kính hơn 180km và là một trong những cấu trúc chịu va chạm lớn nhất trên thế giới đã được xác nhận. Theo nghiên cứu kể trên, những tác động tạo ra miệng hố này có liên quan đến sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Phấn Trắng - Cổ Cận, khiến rất nhiều sinh vật, trong đó có khủng long biến mất.

Abraham Loeb - giáo sư khoa học tại Đại học Harvard và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho rằng một mảnh của sao chổi là thủ phạm gây ra sự kiện tuyệt chủng hàng loạt chứ không phải là do một tiểu hành tinh như nhiều nhà khoa học đã giả thuyết trước đây. Sao chổi này có nguồn gốc từ Đám mây Oort. Đám mây giả thuyết này chủ yếu bao gồm các vi thể hành tinh băng giá được cho là nằm ở rìa Hệ Mặt Trời.

Sao chổi có thể là nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt chủng

Theo phóng viên thời tiết Chad Myer của CNN thì sao chổi là một mảnh vụn không gian được cấu tạo chủ yếu từ băng. Trong khi đó, tiểu hành tinh có cấu tạo chủ yếu từ đá. Ông Abraham Loeb cho rằng sao chổi có thể là thủ phạm khiến khủng long tuyệt chủng. Khi sao chổ ibay vào Trái Đất thì đó là một khung cảnh tuyệt đẹp nhưng thời điểm nó rơi xuống đất thì mọi niềm vui đã kết thúc.

Cũng theo ông Abraham Loeb, khi sao chổi di chuyển từ đám mây Oort đến trung tâm của Hệ Mặt Trời thì nó bị lực hấp dẫn của sao Mộc đẩy đến gần Mặt Trời hơn. Sau đó, sao chổi này bị lực hấp dẫn của Mặt Trời phá vỡ thành nhiều mảnh. Lúc này, với nhiều mảnh sao chổi hơn thì khả năng nó va vào Trái Đất cao hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Harvard đang vấp phải rất nhiều tranh cãi. David Kring - nhà khoa học tại viện mặt trăng và hành tinh ở Houston cho rằng Iridi và một số nguyên tố hóa học khác được tìm thấy rải rác trên toàn cầu sau vụ va chạm khiếm khủng long tuyệt chủng. Tỷ lệ của các nguyên tố này giống như tỷ lệ được thấy trong các tiểu hành tinh.

Trong khi đó Natalia Artemieva - Nhà khoa học cấp cao tại viện khoa học hành tinh thì cho rằng mảnh sao chổi quá nhỏ để tạo ra một hố có đường kính tới 180 km như Chicxulub. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard cho rằng sao chổi có kích thước khoảng 4 dặm chiều rộng nhưng Artemieva cho rằng sao chổi cần rộng ít nhất 7,5 dặm mới tạo ra một miệng hố lớn như của Chicxulub.

Kring nói thêm: 'Hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh mô hình của các nhà nghiên cứu tại đại học Harvard là không chính xác. Tuy nhiên, lại có rất nhiều bằng chứng vẫn chỉ ra rằng tiểu hành tinh mới là thứ tạo ra sự kiện tuyệt chủng của khủng long'.

 

- CLIP: To hơn cả khủng long bạo chúa, khủng long gai vẫn tử trận vì cú cắn hiểm hóc của kẻ thù? Nguồn: Báo Tổ quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm