Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế luật sư không?
Trí tuệ nhân tạo giúp phân biệt các mẫu phân cổ xưa 7.000 năm tuổi / 52 "gen thông minh" quyết định trí tuệ con người
Vào những năm 1980, bộ phim khoa học viễn tưởng Hollywood "Back to the Future" đã tiên đoán về nhiều phát minh công nghệ đáng kinh ngạc. Ngày nay, hầu hết các "công nghệ tương lai" được mô tả trong phim như tiền điện tử, ảnh ba chiều, robot hỗ trợ, cuộc gọi video quốc tế, nhà thông minh, v.v., đã trở thành hiện thực.
Nhiều người có thể đã bỏ qua một hình ảnh khác được dự đoán trong phim này: Khi nam diễn viên Marty du hành đến năm 2015, anh thấy rằng thế giới lúc này không cần luật sư là con người. Tất nhiên, dự đoán này còn lâu mới thành hiện thực, nhưng các dịch vụ pháp lý về trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện. Từ lâu, mọi người luôn tin rằng những công việc trí óc tiên tiến như bác sĩ, luật sư sẽ không bị robot thay thế. Tuy nhiên, những phát triển công nghệ gần đây đã cho thấy trí tuệ nhân tạo không chỉ có thể thực hiện loại công việc trí óc tiên tiến này mà đôi khi còn hiệu quả hơn nhiều so với công việc của con người.
Vào tháng 6 năm 2016, ROSS, luật sư trí tuệ nhân tạo đầu tiên trong lịch sử được hỗ trợ bởi máy tính nhận thức Watson của IBM, đã được một công ty luật của Mỹ "thuê". ROSS có thể giao tiếp với luật sư khác bằng ngôn ngữ của con người, mang lại cho mọi người trải nghiệm làm việc với những nhân viên tương lai.
Andrew Arruda, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của ROSS Intelligence cho biết: "ROSS sẽ phân tích rõ ràng quyết định của vị thẩm phán một cách rõ ràng dễ hiểu nhất và liệt kê các chi tiết theo từng ý trong quyết định đó ra từng hàng và từng cột như bảng tính excel". "ROSS sẽ là một vị luật sư tốt để phục vụ cho số lượng lớn người dân tại Mỹ có những yêu cầu về luật như xử lý tranh chấp, tư vấn luật hoặc bào chữa cho bị cáo...".
Trên thực tế, các luật sư trí tuệ nhân tạo có thể đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề pháp lý như tìm kiếm cơ sở pháp lý, chuẩn bị tài liệu pháp lý, xem xét hợp đồng, tư vấn pháp lý, điều tra bằng chứng, kiểm soát rủi ro pháp lý, phân loại tài liệu và thậm chí dự đoán kết quả vụ việc và lựa chọn chiến lược tranh tụng hiệu quả và nhanh hơn so với con người.
Mười năm trước, khi các tổ chức, tập đoàn thực hiện công tác chuẩn bị cho các vụ mua bán và sáp nhập quy mô lớn, họ cần thuê hàng trăm luật sư được trả lương cao để truy xuất hàng nghìn tài liệu. Tuy nhiên, Blackstone Discovery, một công ty khám phá điện tử ở Thung lũng Silicon, có thể phân tích 1,5 triệu tài liệu pháp lý trong vòng vài ngày với giá không quá 100.000 USD.
Công nghệ mới nhất được đánh dấu bằng trí tuệ nhân tạo đang phá vỡ thị trường dịch vụ pháp lý. Tại Trung Quốc, các chương trình dịch vụ pháp lý trí tuệ nhân tạo liên tục xuất hiện và thu hút sự chú ý của công chúng. Một số dự đoán và thậm chí tin rằng trong vòng 15 năm nữa, trí tuệ nhân tạo sẽ thống trị hoạt động pháp lý. Khi đó, bộ mặt của thị trường dịch vụ pháp lý sẽ có nhiều thay đổi.
Nếu trí tuệ nhân tạo có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý theo cách hiệu quả hơn và rẻ hơn, thì đó có phải là một lợi ích cho công chúng, những người mong đợi nhận được các dịch vụ tư pháp và pháp lý hay không? Sự thật đã chứng minh rằng nhu cầu khổng lồ về loại dịch vụ này vượt xa tưởng tượng của mọi người.
Trong năm 2018, trong số các vụ việc được các tòa án và tổ chức trọng tài Trung Quốc thụ lý, hơn 82,56% các vụ việc không có luật sư đại diện. Vào cuối năm 2018, tổng số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Trung Quốc đã vượt quá 30 triệu và 97% trong số đó không có dịch vụ pháp lý vĩnh viễn.
Ngày nay, khi nhiều người trong xã hội gặp phải các vấn đề pháp lý, đầu tiên họ nghĩ đến việc tìm kiếm sự trợ giúp trên Internet. Theo hệ thống dữ liệu lớn AI của Baidu, Internet tạo ra hơn 10 triệu nhu cầu thông tin pháp lý mỗi ngày. Trong số các nhu cầu về dịch vụ pháp lý, có nhiều người đã kết hôn và trình độ học vấn chung thấp, những người có bằng cử nhân trở lên chỉ chiếm 16,49%.
Số liệu thống kê cho thấy, đến cuối năm 2019, tại Trung Quốc có khoảng 473.000 luật sư hành nghề. Vào tháng 1 năm 2019, Bộ Tư pháp Trung Quốc đã ban hành "Đề cương làm sâu sắc hơn nữa công tác cải cách hành chính tư pháp (2018-2022)", văn bản đề cập đến năm 2022, tổng số luật sư cả Trung Quốc sẽ đạt 620.000 người. Theo tiến độ này, số lượng luật sư tại quốc gia này sẽ đạt 1 triệu người vào năm 2030, tăng gấp đôi trong 10 năm.
Tuy nhiên, giá trị đầu ra của ngành luật sư Trung Quốc không nổi bật trên trường quốc tế. Giá trị đầu ra của phí luật sư Mỹ cao tới 2 nghìn tỷ đô la Mỹ, chiếm 6% GDP. Năm 2019, tổng thu nhập của ngành luật sư ở Trung Quốc Đại lục chưa đến 200 tỷ nhân dân tệ, chỉ chiếm 0,2% GDP của nước này.
Sự mở rộng quá mức của nghề luật sư Mỹ và chi phí dịch vụ pháp lý cao luôn bị công chúng chỉ trích. Để tránh chi phí tư pháp cao, có lẽ Trung Quốc sẽ đi tiên phong trong việc phát triển mở rộng dịch vụ pháp lý trí tuệ nhân tạo.
Trước sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành luật đã bắt đầu. Đối với các chuyên gia pháp lý Trung Quốc thì trong tương lai có lẽ đây sẽ là thời đại mà họ phải vật lộn rất nhiều nếu như không muốn bị mất việc bởi AI.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng