Khám phá

Triều đại hùng mạnh bỗng sụp đổ chỉ vì con cháu "phá gia chi tử"

Tần Thủy Hoàng vốn là ông vua tài giỏi nhưng con cháu thì chỉ biết ăn chơi và hưởng lạc.

Nhắm voi con làm mồi, đôi sư tử 'ê chề' phút cuối / 5 đồ vật bị nguyền rủa nổi tiếng khắp thế giới vì gieo rắc đủ loại tai ương cho người sở hữu

Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng một tay gây dựng đế chế hùng mạnh, những hậu thế của ông thì cũng chẳng phải người tài năng gì.

Mặc dù sau đó, Tần Thủy Hoàng bị đánh giá là một ông vua bạo ngược, song hầu như không một ai phủ nhận những thành tích hiển hách, mang tính chất bước ngoặtlịch sửdo ông tạo ra.

Từ năm 230 đến năm 221 trước công nguyên, Tần vương trước sau thôn tính 6 nước nhỏ, thành lập nên một đất nước thống nhất, đa dân tộc, duy trì chế độ trung ương tập quyền đầu tiên tronglịch sửTrung Hoa. Đó chính là triều Tần.

Ông là người có công lớn trong việc xây dựng lên bộ máy quan liêu hoàn chỉnh, hình thành nên một mô hình chính quyền phong kiến tồn tại hơn hai nghìn năm tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tuy nhiên, đời vua thứ 2 của nhà Tần không làm được những điều mà cha ông kỳ vọng. Tần Thủy Hoàng mưu lược bao nhiêu thì Hồ Hợi lại là kẻ bất tài vô dụng và ngang ngược bấy nhiêu.

Tần Thủy Hoàng tài giỏi nhưng con cháu thì chỉ biết ăn chơi và hưởng lạc. Ảnh minh họa.
Tần Thủy Hoàng tài giỏi nhưng con cháu thì chỉ biết ăn chơi và hưởng lạc. Ảnh minh họa.

Tần Thủy Hoàng tài giỏi nhưng con cháu thì chỉ biết ăn chơi và hưởng lạc

Không chỉ kém cỏi về mặt trí tuệ, nhân vậtlịch sửnày còn là một “con rối” điển hình bị vô số quyền thần thao túng. Vì nghe lời của Triệu Cao mà Hồ Hợi cho giết các quan đại thần và các công tử anh em mình, tội lỗi liên lụy đến những viên quan nhỏ hầu hạ nên họ cũng đều bị giết.

Các quan tam lang không còn ai sống sót, 6 vị công tử đều bị giết ở đất Đỗ. Cả tông thất run sợ, quần thần ai ngăn cản thì phạm tội phỉ báng. Các quan đại thần thì lo giữ lộc để được yên thân, còn nhân dân thì sợ hãi.

Trong khi đó về phía người dân, sự cai trị của Hồ Hợi chỉ đem đến cho họ những bất hạnh bởi tô thuế nặng nề, lao dịch triền miên. Thực tế này đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa rộng rãi mà tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng.

 

Bi kịch của Hồ Hợi xuất phát từ cái đầu rỗng tuếch, hoàn toàn không có chính kiến, không có lập trường của ông ta.

Cùng với việc loại trừ không thương tiếc các đối thủ, “bại gia chi tử” của dòng họ Tần đã đồng thời nhào nặn nên một mối họa lớn đến cho cả triều đại – đó chính là tên hoạn quan thú tính Triệu Cao.

Không thu phục được lòng dân, Hồ Hợi ắt phải hứng kết cục đau đớn. Chỉ trong vòng 3 năm sau khi nắm quyền, ông vua con của Tần Thủy Hoàng đã chính thức phá nát gia nghiệp mà phụ thân dày công xây dựng.

Hồ Hợi ở ngôi được 3 năm, lúc đó 24 tuổi. Triệu Cao lập Tần Tử Anh lên ngôi vua, nhưng chỉ 46 ngày sau thì Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, nhà Tần đến đó là sụp đổ sau 15 năm tồn tại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm