Trong 'Tây Du Ký', Như Lai đã dùng phép thuật gì để ngăn cản Tôn Ngộ Không bay khỏi bàn tay? Tác phẩm gốc đã giải thích rất rõ ràng
2 điều khiến Tôn Ngộ Không tự hào nhất và xấu hổ nhất, fan Tây Du Ký 37 năm liệu có đoán đúng? / Tây Du Ký 1986: Giải mã bí mật ẩn sau phương pháp bắt mạch bằng tơ của Tôn Ngộ Không
Trong nguyên tác "Tây Du Ký" có chi tiết Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung thì bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Mặc dù có 72 phép thần thông biến hóa và thuật cân đẩu vân, nhưng Tôn Ngộ Không không thể thoát ra được khỏi lòng bàn tay của Như Lai.
Trong 'Tây Du Ký', Như Lai đã dùng phép thuật gì để ngăn cản Tôn Ngộ Không bay khỏi bàn tay?
Trước khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới núi, Phật Tổ Như Lai đã thách thức: "Ta đánh cuộc với nhà ngươi, nếu nhà ngươi có tài nhảy một cân đẩu vân ra khỏi được lòng bàn tay phải của ta, thì nhà ngươi thắng". Chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, thế nhưng Tôn Ngộ Không dù cố gắng đến đâu thì vẫn không thoát khỏi lòng bàn tay Như Lai.
Đương nhiên, nhiều người tò mò cũng muốn biết Phật Như Lai đã dùng phép thuật gì để không chế Tôn Ngộ Không. Rõ ràng một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, trong khi lòng bàn tay của Phật Như Lai lại chỉ to như lá sen. Về vấn đề này, từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có ba giả thiết tiêu biểu:
Đầu tiên là Như Lai thực hiện phi hành thuyết, tức là khi Tôn Ngộ Không bay thì Như Lai cũng bay theo hắn, hai người bay với tốc độ như nhau nên dù Tôn Ngộ Không bay đến đâu thì hắn vẫn luôn nằm trong lòng bàn tay của Như Lai.
Thứ hai là Như Lai đã lừa Tôn Ngộ Không. Như Lai có thể nhìn thấy Tôn Ngộ Không bằng con mắt trí tuệ. Dù hắn có bay đến tận cùng bầu trời và viết những gì lên ngón tay và đánh dấu bằng nước tiểu thì vẫn không qua được con mắt của Như Lai. Nên việc Như Lai dễ dàng tạo bằng chứng giả khiến Tôn Ngộ Không rơi vào bẫy.
Thứ ba là trong kinh Phật có viết: “Nhất hoa nhất thế giới, nhất thảo nhất thiên đường, nhất diệp nhất Như Lai"... Nghĩa là “Mỗi bông hoa là một thế giới, mỗi thân cây là một kiếp phù sinh, mỗi ngọn cỏ là một thiên đường, mỗi phiến lá là một đức Như Lai"... Bàn tay của Như Lai tuy nhỏ nhưng cũng là thế giới vô tận nên Tôn Ngộ Không không thể trốn thoát.
Ngoài ra, còn có một giả thiết giải thích rằng theo như nguyên tác có miêu tả cảnh Tôn Ngộ Không lúc bay rằng, vì muốn thoát khỏi bàn tay Phật Như Lai hắn “cứ tiếp tục tiến về phía trước”. Từ “cứ tiếp tục tiến về phía trước” ở đây cho thấy Tôn Ngộ Không đang bay theo hướng mù, gần như có nghĩa là hắn đang nhắm mắt bay mà không biết mục đích tới, cứ di chuyển trong vô thức. Phật Như Lai am hiểu thuật giam cầm không gian, có thể hoàn toàn xoay chuyển không gian trong lòng bàn tay, khiến Tôn Ngộ Không không thể phân biệt được phương hướng bay. Cứ như vậy, dù con khỉ có bay thế nào thì tự nhiên sẽ không có thể thoát khỏi bàn tay của Như Lai.
Khi Như Lai mở rộng lòng bàn tay và không cử động, nhưng Tôn Ngộ Không chỉ có thể bay tạo thành những vòng tròn trong lòng bàn tay nên mọi người đều ngưỡng mộ “đại pháp” của Như Lai. Trên thực tế, bản thân Tôn Ngộ Không quan tâm đến vấn đề này hơn bất kỳ ai khác, phản ứng ngay lập tức của hắn là cho rằng Như Lai có khả năng "tiên tri những điều chưa biết", sau này, khi bị Ngũ Hành sơn đè bẹp, hắn mới suy nghĩ lại. Trong năm trăm năm, điều đầu tiên hắn nói khi nhìn thấy Quán Âm là: “Phật Như Lai nói gạt, đè tôi dưới núi nầy. Gần năm trăm năm, cựa mình không đặng. Xin Bồ Tát làm phước, cứu lão Tôn một phen".
Tạo hình Phật Như Lai và Tôn Ngộ Không trong phim "Tây Du Ký" phiên bản năm 1986.
Xem ra Tôn Ngộ Không chưa bao giờ biết mình rơi vào cạm bẫy như thế nào, đoán chừng chỉ sau khi thành Đấu chiến thắng Phật, Như Lai mới nói cho hắn biết sự thật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ