Trung Quốc phát hiện loài khủng long có sừng mới
Khủng long nuôi con bằng sữa? / Mexico: Phát hiện hóa thạch đuôi khủng long dài 5 m
Các chuyên gia thuộc Viện khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết họ đã xác định được những hóa thạch khủng long, được khai quật vào tháng 1/2008 tại thành phố Chư Thành ở tỉnh Sơn Đông, là của một loài khủng long có sừng mới chưa từng biết trước đây.
![]() |
Hình ảnh loài khủng longSinoceratops Zhuchengensis đượcphục dựng trên máy tínhvà hóa thạch của nó. |
Tiến sĩ Xu Xing, một chuyên gia về sinh vật học tại CAS và nhóm nghiên cứu của ông đã đặt tên cho loài khủng long mới này là Sinoceratops Zhuchengensis. Loài khủng long có sừng thường ăn cỏ và sống vào cuối thời kỳ kỷ Cretaceous, cách đây 65 triệu năm.
“Hộp xương sọ của loài khủng long này có chiều dài ít nhất là 180 cm và chiều rộng là 105 cm”, tiến sĩ Xu cho biết. “Nó có một chiếc sừng lớn dài 30 cm ở trước mặt và khoảnh 10 sừng nhỏ ở trên đỉnh đầu”.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết việc phát hiện loài khủng long mới Zhuchengensis có thể khiến các nhà khoa học phải viết lại các giả thuyết hiện nay về sự đa dạng chủng loài và sự thích nghi với môi trường của khủng long.
Trước khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện thấy hóa thạch của khủng long có sừng vào năm 2008, hóa thạch của loài khủng long này chỉ duy nhất được tìm thấy ở Bắc Mỹ. Vì thế, tiến sĩ Xu cho rằng phát hiện của họ đã giúp phần nào chứng minh cho giả thuyết khủng long có sừng đã di cư từ châu Á sang Bắc Mỹ.
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ít nhất 10 loài khủng long khác nhau tại thành phố Chư Thành ở tỉnh Sơn Đông kể từ khi họ bắt đầu khai quật khu vực này từ những năm 1960.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!