Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước trong nhưng 500 năm không ai dám uống, lý do đằng sau bóc trần sự tàn khốc của cả một thời đại
Giải mã 3 điện bí ẩn nhất Tử Cấm Thành: Đến nay chưa một lần mở cửa - Vì sao? / Sau khi chiếm được Tử Cấm Thành, liên quân 8 nước đã làm gì các phi tần bị Từ Hi ép phải ở lại hậu cung? - Không thể nghĩ đến!
Cố Cung hay Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là hoàng cung suốt 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Nơi đây có diện tích lên đến 720 ngàn mét vuông và tương truyền có gần 10 ngàn căn phòng. Với quy mô nguy nga, hoành tráng, ở Tử Cấm Thành dường như có tất cả mọi thứ và vẫn còn ẩn chứa biết bao bí ẩn lịch sử để hậu thế khám phá.
Tử Cấm Thành nguy nga ẩn chứa biết bao điều huyền bí.
Người ta đã đếm được tổng cộng ở trong Cố Cung có hơn 70 chiếc giếng. Là nơi ở của hàng ngàn con người suốt 24 đời vua, việc đào giếng trong cung để lấy nguồn nước ăn uống, sinh hoạt không có gì là lạ. Thế nhưng, điểm dị thường là ở chỗ những chiếc giếng này chỉ thực sự được sử dụng vào thời gian đầu cung điện đi vào hoạt động mà thôi. Khoảng 500 năm cuối cùng của thời đại phong kiến, sử sách và các chuyên gia sử học đều cho rằng người trong cung tuyệt nhiên không còn dám dùng nước giếng Tử Cấm Thành nữa.
Trong Cố Cung có rất nhiều giếng, nhưng chẳng ai dám dùng.
Dù nhìn bên ngoài, nguồn nước giếng Tử Cấm Thành vẫn khá trong và ngọt, nhưng nhà vua tuyệt đối không bao giờ đụng vào thứ nước này. Ngay cả các cung nữ, thái giám nhỏ bé trong cung cũng hạn chế tối đa việc phải dùng nước giếng. Hằng ngày, nguồn nước sinh hoạt cho cả hoàng cung được vận chuyển từ suối trên núi Ngọc Tuyền nằm ở rất xa. Lượng nước mỗi người được nhận cũng được phân chia tùy theo cấp bậc, địa vị, ví dụ phi tần thì được 40 can nước, thái giám thì chỉ được 2 can mà thôi.
Vậy tại sao người xưa lại phải "tự làm khó mình" như vậy? Lý do không quá phức tạp nhưng lại rùng mình, đó là tất cả mọi người đều sợ hãi nước giếng đã bị tẩm độc. Theo ghi chép, vào thời nhà Minh, Vạn Quý phi - sủng phi của Minh Hiển Tông đã hạ độc xuống giếng để ổn định địa vị của mình trong cung. Những vị phi tần trong hậu cung đã uống phải nước giếng sau đó người thì vô sinh, người đang mang thai bỗng nhiên bị sảy.
Chất lượng nước dưới giếng cũng đã được người đời sau kiểm nghiệm và đánh giá là không an toàn.
Sau sự việc này, hoàng đế và các quan đại thần cho rằng việc uống nước giếng đã không còn an toàn.Thời xa xưa, các giếng nước được thông với nhau dưới lòng đất.Nếu có người ác ý hạ độc vào một miệng giếng này thì rất có thể cả hệ thống cũng bị lây nhiễm. Vậy nên dù cóhơn 70 chiếc giếng thì cũng không chỗ nào là an toàn.
Giếng sâu ẩn chứa vô vàn âm mưu thâm độc, tuyệt tình chốn hậu cung.
Bên cạnh đó, còn một lý do nữa cũng kinh dị không kém, khiến người ta ghê sợ nước giếng Tử Cấm Thành.Theo hồi ký của một thái giám cuối thời nhà Thanh, miệng giếng trong cung từng là nơi kết thúc sinh mệnh của vô số người.
Hậu cung tường cao lạnh lẽo mấy trăm năm vẫn luôn là nơi chứa đầy những âm mưu và cuộc đấu đá. Những vị phi tần hoặc cung nữ bị ức hiếp, bất mãn hoặc tuyệt vọng chỉ có cách giải thoát duy nhất là tự sát. Mà cách tự kết liễu phổ biến nhất mọi người chọn là gieo mình xuống giếng.
Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp bị trừng phạt bằng cách đẩy, ném xuống giếng. Đến bây giờ trong Tử Cấm Thành vẫn còn một chiếc giếng vô cùng nổi tiếng tên là "giếng Trân phi". Tương truyền, đây là nơi Trân phi (vợ vua Quang Tự) bị Từ Hi Thái hậu sai người ném xuống giếng một cách tàn khốc. Giếng sâu chính là nấm mồ chung của biết bao số phận tang thương, thế nên ai ai cũng sợ hãi mà không dám bén mảng lại gần.
Ảnh minh họa về chiếc giếng Trân phi vô cùng nổi tiếng.
Những chiếc giếng là nơi hoàn hảo để giết người diệt khẩu, phi tang thi thể.
Tuy nhiên, gần 100 chiếc giếng trong Tử Cấm Thành cũng không phải chỉ để "làm cảnh". Trong 500 năm trời, nó vẫn được sử dụng nhưng theo một cách khác. Thời bấy giờ, các cung điện được xây dựng bằng gỗ quý rất nhiều. Vậy nên mỗi khi bị sét đánh hoặc có bất cẩn nhỏ, hỏa hoạn rất dễ xảy ra. Khi có cháy, người trong cung đều múc nước từ các giếng xung quanh để ứng cứu kịp thời. Số lượng miệng giếng nằm rải rác dày đặc khắp cung đã góp phần chữa cháy rất hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt