Khám phá

Tử Cấm thành- Nơi chôn vùi tuổi xuân của cung nữ

Vào cung trong suy nghĩ của mọi người là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa, nhưng với cung nữ - Tử Cấm thành là nơi chôn vùi tuổi thanh xuân của họ.

Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, chim không dám đậu, gỗ không có mọt, bụi không bám nổi / Bảo vật 'ngủ quên' trong Tử Cấm Thành: 'Ông trùm' ra giá bằng 10 chiếc Mercedes nhưng vẫn bị từ chối

Tử Cấm thành Việt Nam được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Ban đầu gọi là Cung thành. Các vua đời sau tiếp tục xây dựng thêm. Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) mới đổi tên là Tử Cấm thành nghĩa là Thành cấm màu tía.

Tử Cấm thành có tất cả hơn 50 công trình kiến trúc đồ sộ với các chức năng khác nhau. Đặc biệt bức tường Tử Cấm thành cao hơn 3 mét dày gần 1 mét như một thế giới khác tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài.

tu cam thanh noi chon vui tuoi xuan cua cung nu
Ảnh minh họa.

Là nơi ở của vua và gia tộc nên Tử Cấm thành được bảo vệ nghiêm ngặt. Các quan lại nếu không có phận sự hoặc không được vua truyền thì ít khi được lai vãng. Chính vì thế cuộc sống trong Tử Cấm thành trước giờ vẫn còn là những ẩn số.

Nói tới sinh hoạt trong Tử Cấm thành, đối tượng đầu tiên phải nhắc đến là các cung nữ, phi tần. Tất nhiên ở trong hoàng cung có rất nhiều nhóm đối tượng khác như: đầu bếp, thị vệ, thái giám… Nhưng chỉ có cung nữ phi tần là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bức tường Tử Cấm thành cao hơn 3 mét vốn đã làm cho nó cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Tuy vậy, các thái giám, thị vệ, đầu bếp khi có công việc vẫn thường được ra bên ngoài. Chỉ có phi tần, cung nữ là từ khi được tuyển vào cung cho đến hết đời phải “chôn chân” ở bên trong thành Nội.

Bên cạnh đó, người ta còn đặt ra nhiều quy định khắc nghiệt đối với những cô gái được tuyển vào cung. Chính những quy định ấy mới tạo nên bức màn sắt chôn vùi tuổi xuân của các cô. Các phi tần khi đã vào cung không được gặp gỡ người thân dù là cha mẹ, trừ khi trong trường hợp ngoại lệ vua cho phép nhưng cũng chỉ là được nói chuyện với mẹ qua bức màn che không được nhìn mặt.

Ngoài những nỗi khổ về nội tâm trong cuộc sống “cá chậu chim lồng”, người cung phi trong Tử Cấm thành phải kiêng cữ đủ thứ, như không được nói một chữ gì xấu, gở hoặc thô tục như đui, què, phong hủi, máu me… mà phải thay bằng chữ khác. Tất cả những chữ dùng cho sinh hoạt của vua cũng phải khác người thường, như vua đau thì nói ngài “se”, “siết"... lại có vô số chữ húy phải kiêng như các tên Hoàng tộc.

 

Người phụ nữ nào cũng mong muốn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, trong hàng chục hàng trăm cung tần đó, chỉ một vài người được vua biết đến. Số lớn còn lại phải chịu bỏ phí tuổi xuân. Tôn Thất Bình viết: “Bi kịch cuối cùng của đời sống cung phi trong Tử Cấm thành là khi sống họ chỉ biết phục vụ 1 người đàn ông duy nhất là vua, ngoài ra không được đụng chạm bất kỳ một người đàn ông nào khác, cho đến cả khi bị bệnh nặng, lương y đến thăm mạch để bốc thuốc cũng không được tiếp xúc với làn da của người bệnh. Một thái giám và một bà quản sự đứng hai bên lương y để theo dõi cách thăm mạch bằng hai ngón tay ấn vào cườm tay của người bệnh có vấn một mảnh lụa mỏng để tránh đụng vào làn da; ngoài ra lương y ko được nhìn, hỏi bệnh nhân. Thế nên khó biết đích xác bệnh trạng mà bốc thuốc, làm sao các bà lại không mất sớm được!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm