Khám phá

Từ Hi Thái Hậu qua đời sau một năm mới được chôn cất?

Từ Hi Thái Hậu một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của lịch sử Trung Quốc. Xung quanh cái chết của bà có rất nhiều câu chuyện chưa từng được biết tới, trong đó bao gồm cả sự việc thi hài của bà phải tới một năm sau khi mất mới được đem đi chôn cất.

"Bức ảnh chân thực" của Từ Hi Thái hậu được lưu giữ trong bảo tàng ở Mỹ: Thì ra dung mạo chân thực là như vậy! / Sự thật rùng rợn về 100 đứa trẻ nằm trong lăng mộ của Từ Hi Thái Hậu, hé lộ tội ác gây phẫn nộ

Từ Hy Thái hậu (họ Na Nạp thị, tên tự Ngọc Lan) là mẹ của hoàng đế Đồng Trị, dì (thực chất cũng là mẹ) của hoàng đế Quang Tự. Sau khi vua Hàm Phong chết, Đồng Trị lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bà ta đã buông rèm nhiếp chính suốt 48 năm ròng. Bà đã không ngại ngần bày ra nhiều kế nhằm tiêu diệt những người không cùng phe cánh. Không ít người đã chết thảm bởi tay Từ Hy Thái hậu.
Năm 2008, tức là tròn 100 năm ngày mất của vua Quang Tự, các nhà khảo cổ học Trung Quốc căn cứ theo mẫu tóc còn sót lại của vua để tiến hành kiểm tra. Kết quả là, họ đã phát hiện ra hàm lượng thạch tín trong tóc của Quang Tự Đế vượt gấp 100 lần ngưỡng của người bình thường. Nhiều nghiên cứu cho rằng, Từ Hi Thái Hậu chính là người đã nên kế hoạch đầu độc vua Quang Tự.
Từ Hi Thái Hậu qua đời sau một năm mới được chôn cất?

Từ Hi Thái Hậu qua đời sau một năm mới được chôn cất?

Vào ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái Hậu qua đời, thế nhưng, sau khi mất bà không được chôn cất vào cùng năm đó mà tới tận tháng 11 năm 1909 triều đình nhà Thanh mới cử hành tang lễ cho Từ Hi Thái Hậu. Theo các chuyên gia khảo cổ, có 3 lý do để giải thích cho hành động kỳ lạ này của triều đình nhà Thanh.
Thứ nhất là dù lăng mộ của bà được hoàn thiện nhưng sau đó Từ Hi Thái Hậu cho rằng nó không đủ sang trọng nên vào năm 1895, bà đã yêu cầu phá bỏ và xây dựng lại. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh quy mô lăng mộ của bà xa hoa hơn rất nhiều với lăng mộ của hoàng đế Quang Tự. Vì thế, cho tới khi bà mất, lăng mộ vẫn chưa xây xong nên việc chôn cất đã bị tạm hoãn lại.
Thứ hai là Từ Hi Thái Hậu qua đời chỉ một ngày sau khi hoàng đế Quang Tự băng hà. Dù không có thực quyền nhưng ông vẫn hoàng đế nên theo quy định của nhà Thanh, tang lễ của hoàng đế phải được tổ chức trước thái hậu. Do lễ tang của Từ Hi Thái Hậu bị hoãn lại nên triều đình phải chờ tới ngày 9 tháng 11 năm 1909 mới là ngày tốt để hoàn thành công việc này.
Thứ ba là sau khi qua đời, đồ cần chuẩn bị cho tang lễ của Từ Hi Thái Hậu được yêu cầu tinh xảo và cầu kỳ hơn thường ngày. Do đó, triều đình nhà Thanh đã tốn rất nhiều tiền của và thời gian để chuẩn bị từ quan tài tới đồ tùy táng cho tang lễ của bà.
Sử sách ghi chép, tang lễ của bà được tổ chức vô cùng hoành tráng, xa hoa, mỹ lệ. Tuy không phải hoàng đế nhưng Từ Hi được cho là còn được an táng xa hoa hơn các vị hoàng đế trước, hao phí hàng triệu vạn lượng bạc.
Linh cữu của Từ Hi thái hậu được mạ vàng ròng, trên chiếc quan tài gắn tới 2.500 viên ngọc trai, 6.000 viên ngọc, 203 viên đá quý màu trắng...
Chiếc quan tài vì thế rất nặng và phải cần đến hơn 100 người mới nâng được nó lên. Tương truyền, sau khi Từ hi thái hậu qua đời, nhiều sự kiện kỳ lạ đã xảy ra, trong đó được nhắc đến nhiều nhất là việc máu chảy ra từ quan tài của bà.
Theo thái giám Lý Liên Anh, để bảo toàn danh dự cuối cùng cho Từ Hi thái hậu, Lý Liên Anh đã dùng thảo dược để che đi mùi hôi trên thi thể đang phân hủy của bà. Tuy nhiên, điều không ngờ là trong các loại thảo dược này lại chứa mùi hương mà chuột rất thích. Vì bị mùi hương thảo dược dụ dỗ, hàng chục con chuột đã chui vào trong quan tài của Từ Hi thái hậu. Sau khi nếm thảo dược, những con chuột đều bị đầu độc và chảy máu đến chết. Máu của chúng chảy ra từ quan tài của Từ Hi thái hậu khiến người đời khiếp sợ là vì vậy.
Trước khi Thái hậu nhập quan, trong quan tài phải trải sẵn ba lớp gấm quý đan tơ vàng có đính một lớp trân châu, tổng cộng dày một thước.
Khi khâm liệm, Thái hậu mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc, dưới chân gác lên chiếc ấn ngọc chạm khắc hình hoa sen.
Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.
Trong đó, một viên trân châu đã có giá 10 triệu - 20 triệu lượng.
Chiếc mũ phụng được Từ Hy đội khi mai táng cũng là trân bảo “có một không hai” trên thế gian. Trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, có giá trị lên tới 10 triệu lượng bạc.
Trên thi hài bà còn được phủ một chiếc chăn có gắn trân châu thành hình hoa mẫu đơn. Vòng tay chôn theo bà cũng là một chuổi các viên kim cương chạm khắc thành hoa cúc và mang vàng ghép lại.
Bên phải thi hài đặt một chậu san hô tạo tác từ ngọc với hai màu xanh – đỏ, trên ngọn còn có một con chim bói cá. Ngoài ra còn có vô số đá quý khác được chạm khắc thành hình hoa quả như đào, lê, mận,…
Chưa dừng lại ở đó, bên trong lăng mỗ còn tìm thấy 8 con chiến mã làm từ ngọc, 18 vị La Hán làm từ ngọc. Số châu ngọc này phải lên tới hơn 700 món.
Tương truyền rằng, sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch.
Riêng số châu báu “điền vào chỗ trống” này đã đáng giá 130.000 lượng bạc trắng. Qua những di vật bên trong quan tài, có thể thấy Từ Hy đặc biệt có niềm say mê đối với phỉ thúy.
Bên cạnh hồng ngọc, vàng bạc, trong lăng tẩm của Từ Hy thái hậu còn có 27 bức tượng phỉ thúy tạc hình Phật. Hai bên dưới chân đều có hai viên phỉ thúy có màu dưa hấu. Ngoài ra còn có hai viên phỉ thúy trắng xanh, bên trong có màu vàng mật ong.
Trong “Nội Vụ Phủ sổ sách” của hoàng cung cũng đánh giá: Những “trung châu bảo ngọc” được khâm liệm nhập quan cùng Tư Hy thái hậu, bất kể về số lượng hay chủng loại đều khiến người ta kinh ngạc.
Có thể ví lăng tẩm của vị “lão phật gia” này giống như một “châu bảo ngọc khí bách khoa toàn thư” (bách khoa toàn thư về những thứ châu báu quý giá).
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm