Khám phá

Từng buông lời đánh giá rất nhiều người, tại sao chỉ có duy nhất Gia Cát Lượng là Tào Tháo không nhận xét?

Sau trận Xích Bích, Tào Tháo đã tìm hiểu về Gia Cát Lượng và phát hiện ra rằng, đôi bên thực ra có một chút ân oán, hình thành từ khi Gia Cát Lượng còn nhỏ.

4 bài học "đắt hơn vàng" của Tào Tháo, đơn giản nhưng có thể thay đổi cả đời bạn / Kì tài số 1 Tam Quốc: Gia Cát Lượng không bằng, Tào Tháo muốn giết

Thời kỳ Tam Quốc loạn lạc đã sản sinh ra rất nhiều người tài. Thời thế tạo anh hùng, chính trong thời kỳ đầy biến động ấy, nhiều anh hùng đã xuất hiện.

Theo ghi chép của sử sách, thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ xuất hiện nhiều vị anh hùng và quân sư nhất. Chắc hẳn ai cũng biết, Tào Tháo có biệt danh là đại kiêu hùng, thậm chí có thể gọi là gian hùng.

Ông ta từng phán xét về Mã Siêu: "Mã Siêu không chết, kẻ chết sẽ chính là ta". Tại sao Tào Tháo lại nói như vậy, thực ra câu nói đó có hàm ý gì?

Một mặt, câu nói này nói lên rằng Mã Siêu là một anh hùng dũng mãnh vô biên, một mặt nói lên rằng Tào Tháo và Mã Siêu có mỗi thù không đội trời chung bởi Tào Tháo đã từng giết cha của Mã Siêu là Mã Đằng.

Ngay đến cả Mã Siêu trong Ngũ hổ tướng,Tào Tháo cũng đưa ra những lời phán xét như vậy, vậy thì tại sao Gia Cát Lượng thân là một nhân vật chủ chốt của nhà Thục Hán, Tào Tháo lại chưa từng đưa ra phán xét dù chỉ một câu?

Lý do khiến Tào Tháo không nhận xét về Gia Cát Lượng là gì?

Lẽ nào Gia Cát Lượng bị Tào Tháo làm ngơ hay trình độ của Gia Cát Lượng không đáng hay không có đủ tư cách để Tào Tháo phải lên tiếng?

Chắc chắn là không phải như vậy. Gia Cát Lượng đã từng được gọi là Ngọa Long tiên sinh, tài năng của ông đến tận bây giờ người đời vẫn còn ca ngợi, thật sự rất lợi hại.

Nếu như thời Tam Quốc không có những kế sách của Gia Cát Lượng thì chưa chắc đã có cái thế cục gọi là Tam Quốc.

Chắc hẳn những người đã từng xem qua Tam Quốc diễn nghĩa đều biết, nếu như Quách Gia không chết thì Gia Cát Lượng không thể dễ dàng xuất núi.

Từng buông lời đánh giá rất nhiều người, tại sao chỉ có duy nhất Gia Cát Lượng là Tào Tháo không nhận xét? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Ba anh em Lưu Bị đã tốn rất nhiều công sức, năm lần bảy lượt mời bằng được Ngọa Long tiên sinh về làm quân sư. Năm đó, Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi. Cùng năm đó, Tào Tháo cũng có sự thay đổi vô cùng mạnh mẽ.

Vừa hay vào năm đó, Tào Tháo đã tiêu diệt được thế lực của Viên Thiệu. Thật trùng hợp là năm ấy cũng là năm mà quân sư số một của Tào Tháo là Quách Gia qua đời, đứa con trai nhỏ nhất được ông ta yêu quý nhất cũng qua đời. Cũng trong năm đó, con trai của Lưu Bị là Lưu Thiện chào đời.

Sau khi Quách Gia chết, Gia Cát Lượng mới xuất núi nên có ý kiến cho rằng Gia Cát Lượng sợ Quách Gia.

Nhưng thực tế thì vốn không phải như vậy, hai người đều thấy tiếc vì không có cơ hội đối đầu trên chiến trường. Một cuộc so tranh không có kiếm hay đao nhưng Quách Gia vẫn được mệnh danh là quân sư số một của Tào Tháo.

Bản thân Tào Tháo cũng cho rằng, nếu như Quách Gia còn sống, trận Xích Bích chưa chắc quân của ông ta đã thua.

 

Chính vì trong trận đánh này, người tham gia trực tiếp là Chu Dư chứ không phải Gia Cát Lượng, cho nên Tào Tháo không biết phải đánh giá Gia Cát Lượng thế nào.

Trên thực tế, giữa Tào Tháo và Gia Cát Lượng có một chút ân oán. Tuy lịch sử không ghi chép lại nhưng qua những manh mối để lại thì cha mẹ thân sinh ra Gia Cát Lượng qua đời từ khi ông còn rất nhỏ, ông sống với chú của mình là Gia Cát Huyền.

Lúc Tào Tháo đánh đến Từ Châu, chú của Gia Cát Lượng là Gia Cát Huyền vì tránh chiến tranh loạn lạc nên đã đem Gia Cát Lượng rời khỏi quê hương chốn đến một vùng khác.

Vì Tào Tháo đã đem quân đi gây hấn, gây ra cảnh loạn lạc nên từ nhỏ Gia Cát Lượng đã rất căm hận Tào Tháo.

Từng buông lời đánh giá rất nhiều người, tại sao chỉ có duy nhất Gia Cát Lượng là Tào Tháo không nhận xét? - Ảnh 4.

Chính sau trận chiến Xích Bích, Tào Tháo đã biết rõ về Gia Cát Lượng, âm thầm nghe ngóng tìm hiểu và biết được mối ân oán giữa mình và Gia Cát Lượng nên luôn im lặng, không hề nhận xét gì về đối phương.

 

Một phần lý do khiến Tào Tháo chưa từng đưa ra nhận xét gì về Gia Cát Lượng là bởi vì Tào Tháo không thích Gia Cát Lượng, bởi dẫu sao đây cũng là nhân vật đã phá hoại việc thống nhất thiên hạ của ông ta.

Gia Cát Lượng tuy là người tài giỏi, có đầu óc chính trị nhưng cũng là một kẻ địch hết sức trung thành. Tào Tháo cũng biết Gia Cát Lượng sẽ không bao giờ phản bội lại Lưu Bị, cho dù ông ta vốn trọng người tài, từng vài lần muốn kéo Gia Cát Lượng về làm cho mình.

Tào Tháo trong lòng thừa biết Gia Cát Lượng là người có lập trường vững vàng, dường như có thể nắm bắt tất cả mọi việc nên không dám có những lời bình luận hay phán xét ngông cuồng về Gia Cát Lượng.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm