Vén màn bí ẩn hiện tượng voi châu Phi chết hàng loạt
Câu chuyện thực đằng sau món đồ cổ được đồn có niên đại 20.000 năm ở Phú Yên, trị giá 34.000 tỉ đồng / Giải mã về bầu trời xanh ma mị ở trên sao Hỏa, khác hoàn toàn với bầu trời ở Trái Đất
Phân tích các mẫu bệnh phẩm lấy từ xác 15 con voi chết ở Zimbabwe, trên cơ sở phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm và phân tích di truyền chuyên sâu, các nhà nghiên cứu đã xác định việc nhiễm trùng một loài vi khuẩn đã giết chết những con voi.
Kết quả phân tích được công bố mới đây trêntạp chí Nature Communications, cho thấy bằng chứng về sự lây nhiễm của một loại vi khuẩn ít được biết đến có tên Bisgaard taxon 45, gây ra nhiễm trùng máu hoặc nhiễm độc máu.
Những cái chết xảy ra khi nguồn thức ăn và nước uống cạn kiệt trong mùa khô, buộc những con voi phải di chuyển quãng đường dài hơn để tìm kiếm nước và thức ăn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nắng hạn và mật độ cá thể đàn voi cao có thể là những yếu tố cộng hưởng góp phần gây ra đợt bùng phát dịch.
Nghiên cứu lưu ý, trường hợp ở Botswana được cho là do chất độc thần kinh của vi khuẩn lam (Cyanobacteria, hay tảo lam, một loại vi khuẩn có khả năng quang hợp), nhưng thông tin chi tiết hơn vẫn chưa được công bố.
Khám nghiệm tử thi 1 con voi chết ở Zimbabwe.Ảnh: TS. Chris Foggin. |
Tiến sĩ Chris Foggin, bác sĩ thú y tại Phòng thí nghiệm Victoria Falls Wildlife Trust ở Zimbabwe, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết, không có mối liên hệ nào được chứng minh giữa hiện tượng voi chết hàng loạt ở Zimbabwe và Botswana.
Voi châu Phi là một trong những loài điển hình đang phải đối mặt với áp lực đáng kể từ nạn săn trộm và mất môi trường sống.Chúng được liệt kê trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng, khi số lượng quần thể đã giảm 144.000 cá thể xuống còn khoảng 350.000 cá thể trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2014, với tỉ lệ tổn thất bình quân ước tính khoảng 8% mỗi năm.
Khoảng 227.900 con voi sống trong Khu bảo tồn xuyên biên giới Kavango–Zambezi lớn nhất thế giới rộng 500.000 km2, ở Angola, Botswana, Zambia, Zimbabwe và Namibia, chủ yếu trên đất Botswana và Zimbabwe.
Các nhà nghiên cứu lưu ý, không có bằng chứng về chất độc, bao gồm cả chất độc thần kinh từ vi khuẩn lam hoặc bất kỳ bệnh nhiễm virus nào, từ các mẫu được phân tích, hay các mẫu bệnh phẩm từ các động vật khác trong vùng.
Voi chết hàng loạt ở Botswana vào đầu năm 2020. Ảnh: Dailymail. |
Những con voi được lấy mẫu đều có thể trạng tốt, khó có khả năng chết vì đói hoặc mất nước nghiêm trọng liên quan đến hạn hán. Cũng không có con voi nào bị mất ngà để có thể nghi vấn khả năng voi bị săn trộm, cũng như không có dấu hiệu chấn thương bên ngoài nào được quan sát thấy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, họ không phát hiện được vi khuẩn ở 9/15 mẫu, do chất lượng mẫu kém, đã bị phân hủy ở thời điểm lấy mẫu; mặt khác do thủ tục xuất khẩu các mẫu bệnh phẩm động vật hoang dã ra nước ngoài để phân tích đòi hỏi phải xin nhiều giấy phép từ các tổ chức khác nhau, một quá trình có thể mất vài tháng, dẫn đến quá muộn để thực hiện một số công việc trong phòng thí nghiệm.
Vi khuẩn Bisgaard taxon 45 từng được cho là có liên quan đến vết thương do hổ và sư tử cắn ở người.Loại vi khuẩn nàycũng được tìm thấy ở sóc chuột và những con vẹt nuôi nhốt khỏe mạnh.
Vi sinh vật này chưa có tên chính thức, có họ hàng với một loại vi khuẩn khác phổ biến hơn là Pasteurella multocida, có thể gây nhiễm trùng huyết xuất huyết ở các động vật khác, bao gồm cả voi châu Á.
Nghiên cứu cũng lưu, vi khuẩn Bisgaard taxon 45cũng có liên quan đến hiện tượng chết hàng loạt của200.000 con linh dương Saiga trong danh mục động vật hoang dã cực kỳ nguy cấp ở Kazakhstan vào năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán