Vén màn bí ẩn ‘thế lực’ khiến khủng long tuyệt chủng, lời giải đáp khiến ai cũng bất ngờ
Tôn Ngộ Không tôn người này làm thầy thay Bồ Đề tổ sư thì thực lực có thể mạnh hơn Như Lai Phật tổ / Loài cá quý như nhân sâm, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn, muốn săn bắt cũng phải dùng cách độc nhất vô nhị
Chắc hẳn ai cũng từng đặt ra câu hỏi tại sao loài khủng long lại bị tuyệt chủng và được trả lời là khoảng 66 triệu năm trước, tiểu hành tinh lớn hơn cả núi Everest đã va vào Trái đất khiến 3/4 các giống loài bị tuyệt vong. Tuy nhiên mức độ của vụ va chạm này trên thực tế vẫn là bí ẩn đối với giới khoa học trên thế giới.
Mới đây có giả thuyết cho rằng vụ va chạm đã khiến lưu huỳnh hoặc các muội than từ loạt đám cháy rừng trên toàn thế giới đã che phủ bầu trời khiến hành tinh chúng ta bị chìm trong mùa đông tăm tối và chỉ có vài loài sống sót được vào thời kỳ đó.
Ngoài ra, có nghiên cứu trên tạp chí Nature Geoscience ngày 30/10 cũng chỉ ra mùa đông chết chóc hình thành bởi bụi bốc lên từ cú va chạm tiểu hành tinh.
Theo đó, đá bị nghiền vụn tạo ra bụi silicate mịn có thể lưu lại trong khí quyển 15 năm khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 15 độ C. Vào năm 1980, hai cha con nhà khoa học Luis và Walter Alvarez đã nêu giả thuyết khủng long bị tuyệt chủng sau vụ va chạm tiểu hành tinh khiến bụi bao phủ khắp thế giới và ban đầu phải nhận về nhiều ý kiến trái chiều, hoài nghi nhưng cho tới nay, nhiều nhà khoa học đồng tình với ý kiến này khi tiểu hành tinh Chicxulub đã gây ra sự tuyệt vong của loài khủng long.
Tuy nhiên, Ozgur Karatekin - Nhà nghiên cứu làm việc tại Đài quan sát Hoàng gia Bỉ lại cho biết nhiều ý kiến trong vài năm gần đây lập luận lưu huỳnh mới chính là tác nhân gây ra mùa đông chết bởi hạt bụi từ vụ va chạm có kích thước không phù hợp để lưu lại trong khí quyển đủ lâu để dẫn đến hiện tượng trên. Tại di chỉ hóa thạch Tanis tại bang Bắc Dakota của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy các hạt bụi.
Các ý kiến trái chiều về “thủ phạm” khiến loài khủng long bị tuyệt chủng vẫn còn là bí ẩn. Theo một số nhà khoa học khác phân tích, các hạt bụi có kích thước 0,8 - 8 micromet, kích thước này vừa đủ để có thể tồn tại lơ lửng trong khí quyển tới 15 năm.
Nhóm nghiên cứu trên đã xác định bụi đóng vai trò lớn trong sự kiện lịch sử này bởi theo ước tính có 75% là bụi, 24% là lưu huỳnh và 1% là muội than. Nhà khoa học Karatekin cho biết hạt bụi ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng quang hợp ở thực vật trong ít nhất một năm khiến sự sống của các loài vật bị tuyệt vong.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'