Khám phá

Vén màn bí mật kinh thiên động địa về mẹ đẻ của Càn Long, sự thật bị giấu kín suốt hàng trăm năm

Cho đến nay, xuất thân thật sự của Càn Long vẫn là bí ẩn khiến nhiều người tò mò. Ai là mẹ ruột của vị hoàng đế này.

Xem Tây Du Ký 38 năm chưa chắc biết hết 3 chủ nhân từng sở hữu gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không / Những sinh vật bí ẩn gây tranh cãi suốt hàng nghìn năm qua: Số 1 là linh thú cao nhất của Việt Nam

Càn Long là một trong những vị hoàng đế có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Hoa. Ông được đánh giá là nhân vật tài ba, lỗi lạc trong trị quốc. Bên cạnh những thành tựu mà Càn Long làm được, người đời vẫn luôn hoài nghi về mẹ đẻ của vị hoàng đế này. Cho đến nay, đã hàng trăm năm trôi qua nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.

can-long-1

Ảnh minh họa.

Hiện nay tồn tại 3 giả thuyết lớn về mẹ đẻ của Càn Long.

Đầu tiên, có nguồn cho rằng Càn Long vốn không phải người Mãn Châu mà là người Hán. Cha đẻ của ông là Trần Các Lão ở Hải Ninh, Chiết Giang. Ngày 13/8/1711 (năm thứ 50 Khang Hi), tại phủ Ung Thân Vương có một đứa bé chào đời. Cũng trong ngày đó, gia đình Trần Các Lão cũng đón đứa con trai của họ.

Trần Các Lão này cũng không phải người làng nhàng. Ông ta từng làm quan dưới triều đại Khang Hi, rất thân với Ung Thân Vương Dận Chân. Vợ của Ung Thân Vương và Trần Các Lão đều sinh con cùng ngay, nhưng thực ra con của Ung Thân Vương là con gái, còn con của Trần Các Lão là con trai. Ung Thân Vương khi đó đã ra lệnh đưa con trai của Trần Các Lão đến phủ Vương gia. Vài ngày sau đứa bé mới được đưa về, nhưng lại “biến” thành con gái. Dù biết mình bị tráo con nhưng Trần Các Lão cũng chỉ “ngậm bồ hòn làm ngọt” chứ không thể làm gì hơn.

can-long-2

Sau này lớn lên, Càn Long được các vú nuôi nói cho nguồn gốc của mình. Từ đó vị hoàng đế thường lấy lý do đi tuần du phía Nam để thăm cha mẹ đẻ. Sau này, ông được cho là thường hỏi người thân cận mình có giống người Hán không và thích mặc trang phục người Hán.

 

Sở dĩ giả thuyết này được tin tưởng nhiều hơn cũng là vì nhà văn Kim Dung đưa nó vào tiểu thuyết “Thư kiếm ân thù lục”. Nhiều người đọc tác phẩm xong lại càng tin. Về sau, Mạnh Sâm tiên sinh đã phản bác lại, khẳng định Càn Long không phải còn Trần Các Lão, việc ông đi tuần du phía Nam cũng chẳng liên quan gì đến thăm cha mẹ ruột.

can-long-3

Giả thuyết thứ hai thì cho rằng mẹ của Càn Long là một cô gái xuất thân nghèo khổ ở Thừa Đức. Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng cô gái này lại rất xinh đẹp và quyết tâm đến Bắc Kinh thi tuyển tú nữ. Sau khi lọt vào mắt xanh của Ung Thân Vương, cô gái được nhận vào làm a hoàn. Nhờ chăm sóc Ung Thân Vương khi ông ốm nặng, lại khéo léo, nết na nên a hoàn này được nạp làm thiếp và sinh ra Càn Long.

Dù vậy giả thuyết này cũng nhanh chóng bị phủ nhận vì tiêu chuẩn tuyển chọn tú nữ thời nhà Thanh vô cùng nghiêm ngặt, không thể “tùy hứng” như vậy được.

can-long-4

Giả thuyết thứ ba cho rằng mẹ của Càn Long là một cung nữ tên Lý Giai Thị, một số học giả chỉ ra tên đầy đủ của bà là Lý Kim Quế. Đáng tiếc đây vẫn chỉ là giả thuyết mà không có bất cứ sử sách nào chứng minh được.

 

Cả 3 giả thuyết trên đều có điểm gây ngờ vực, nhưng điểm chung là chúng đều không có bằng chứng xác thực. Vì vậy mà cho đến nay câu hỏi “Ai là mẹ đẻ của Càn Long?” vẫn là bí ẩn chưa giải nổi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm