Vén màn môn võ Việt “ăn đứt” Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc
Đi tìm cặp đôi sở hữu võ công “bá đạo” nhất phim Kim Dung / Nhà Trắng từng bị sử dụng làm nơi tổ chức đám cưới đồng tính
Từ xưa đến nay, trong dân gian vẫn tồn tại những giai thoại kể về các cao thủ có võ công thâm hậu dùng cây lau vượt sông, dùng nón vượt biển để nói về tuyệt kỹ khinh thân hay khinh công. Các câu chuyện trên đều mang màu sắc ly kỳ huyền bí, không ít người cho rằng, đó là việc thêu dệt của dân gian để thần thánh hoá tài năng của một ai đó.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi môn phái Thiên Môn Đạo – Một môn phái của võ cổ truyền Việt Nam biểu diễn kỹ thuật chạy trên nước với chiều dài 200m, người ta mới nhìn nhận một cách nghiêm túc về khả năng kỳ diệu này của con người. Điều càng đặc biệt hơn, bí kíp này được cho rằng, nó có từ thời Đinh Bộ Lĩnh, lưu truyền trong dân gian và được dòng họ Nguyễn Khắc ở Dư Xá Thượng, xã Hoà Nam, Ứng Hoà, Hà Nội bảo lưu cho đến tận ngày nay.
Tỷ thí võ công với lục lâm thảo khấu
Kể về truyền thống võ Việt, Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn hết sức khiêm tốn. Ông Phấn cho rằng, võ học của môn phái Thiên Môn Đạo xuất thân từ trong dân gian, người sáng lập là ông Nguyễn Khắc Cống một võ tướng Tây Sơn (thế kỷ XVIII).
Nói về môn phái của mình, Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn khẳng định rằng, tuy tổ sư là võ tướng Tây Sơn nhưng nền tảng võ học của Thiên Môn Đạo khác biệt hoàn toàn với võ Tây Sơn Bình Định. Các tên gọi quyền, cước của Thiên Môn Đạo hiện nay rất khác với võ Tây Sơn. Nhiều tuyệt kỹ của Thiên Môn Đạo có nhưng Tây Sơn Bình Định không có.
Ông cho rằng, gốc gác của Thiên Môn Đạo là ở chính ngôi làng ven sông Đáy này và người truyền võ cho dân làng có thể là vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ X) hay một võ tướng nào đó của ông và được dân làng bảo lưu hàng ngàn năm nay. Sở dĩ vị Chưởng môn này đưa ra giả thuyết như vậy là vì vùng đất Dư Xá Thượng từng là nơi được Đinh Bộ Lĩnh làm nơi huấn luyện quân sỹ.
Ảnh minh họa
Các kiến thức và bí kíp võ học từ đó được một số người làng lưu giữ và truyền cho nhau để phòng thân, đánh lại bọn phỉ (theo chuyện kể lại thì Dư Xá Thượng trước đây là vùng phỉ hoạt động mạnh, chúng tiến hành cướp bóc trong vùng). Đến nay, dân làng còn kể lại nhiều câu chuyện tỷ thí võ công của các cao thủ trong làng với lục lâm thảo khấu chuyên cướp bóc này như một minh chứng cho việc học võ để phòng thân, bảo vệ làng nước.
Cũng liên quan đến câu chuyện luyện võ, bảo vệ làng và ra sức giúp nước mỗi khi lâm nguy, Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn có nhắc tới người khai sinh ra môn phái Thiên Môn Đạo, võ tướng Nguyễn Khắc Công. Theo nhiều câu chuyện lưu truyền kể lại, khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh ở Đống Đa, Hà Nội vào Tết Kỷ Dậu 1789.
Trước khi đánh thành, quân đội Tây Sơn tổ chức tuyển quân, ông Nguyễn Khắc Cống kéo trai tráng trong làng gia nhập đội quân. Bằng tài năng võ thuật hơn người và sử dụng điêu luyện cây Thanh Long đao trên tay, ông Nguyễn Khắc Cống được bố trí tham gia đánh trận Ngọc Hồi, một cứ điểm quan trọng của quân Thanh. Chủ tướng giữ thành là đề đốc Hứa Thế Hanh bên cạnh hắn là tay kiếm tiên phong Trương Sỹ Long và “thần thương” Tả dực Thượng Duy Thăng.
Theo một số tư liệu chúng tôi thu thập được, chính ông Nguyễn Khắc Cống với cây Thanh Long đao đã hạ thủ tay kiếm tiên phong Trương Sỹ Long và dồn “thần thương” Thượng Duy Thăng vào đường cùng, tạo cơ hội cho quân ta giết chết. Công sức của Nguyễn Khắc Cống đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của quân ta.
Chiến công của Nguyễn Khắc Cống làm rạng rỡ người làng Dư Xá Thượng. Noi gương ông, dân làng thi đua rèn luyện võ nghệ. Nhờ truyền thống luyện võ, ngôi vị vô địch lễ hội vật võ Hà Tây (trước đây) luôn nằm trong tay người Dư Xá. Đi đến đâu người Dư Xá cũng được nể trọng. Từ đó, Dư Xá nổi danh vùng đất võ. Để giữ gìn võ học của làng, ông Nguyễn Khắc Cống lập nên Thiên Môn Đạo đưa truyền thống luyện võ, đánh giặc trở thành một đạo sống thiêng liêng của làng. Các chưởng môn đời tiếp theo noi gương tiền tổ ra sức luyện tập, truyền bá võ học, nghĩa hiệp giúp đời.
Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn cho biết, Thiên Môn Đạo ngoài hệ thống khí công, nội công còn rèn các kỹ năng võ thuật chiến đấu. Hiện nay môn phái cũng tham gia đào tạo cho nhiều lực lượng cảnh sát.
Tuy nhiên mục đích của Thiên Môn Đạo không coi trọng biểu diễn, càng không coi trọng việc chiến đấu, tranh giành hơn thua.
Bởi như tên gọi của môn phái (Thiên Môn – ‘đường đến cổng trời’), nghĩa là sống khỏe, lành mạnh, sống có ích để khi chết được lên thiên đàng, đó mới là mục đích cao cả nhất.
Sư phụ Phấn bảo: ‘Giống như mẹ tôi, sinh năm 1917, nay đã 100 tuổi, từng bị tai nạn nún cột sống tưởng chừng sẽ liệt nhưng nhờ Thiên Môn Đạo mà đến giờ vẫn rất khỏe mạnh, minh tường, vẫn sống có ích.
Đó có lẽ mới là cốt lõi của võ thuật!’ – Sư phụ nói rồi khẽ mỉm cười.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm