Vị Hoàng đế trường thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc: Sống tới 121 tuổi, con trai còn không sống thọ bằng ông, đành truyền ngôi cho cháu trai
Nếu Mã Siêu, Triệu Vân hợp sức đánh Quan Vũ, Trương Phi, bên nào thắng? Tào Tháo tiết lộ kết quả bất ngờ / Từ Hi phong cho cha của Phổ Nghi làm nhiếp chính vương, vì sao khi nhà Thanh sụp đổ lại không làm gì?
Nền văn minh Hoa Hạ có lịch sử dài cả 5000 năm, từ Tần Thủy Hoàng xưng đế cho tới vị vua cuối cùng là Phổ Nghi cuối triều Thanh, tổng cộng có 494 vị Hoàng đế. Các vị Hoàng đế trong lịch sử hầu hết đều không trường thọ. Đương nhiên, cũng có một số ít trong đó lại sống rất lâu. Ví dụ như vua Càn Long sống tới 89 tuổi. Nhưng nếu nói tới vị vua trường thọ nhất thì không ai khác chính là ông. Sống tới tận 121 tuổi, con trai ông cũng không thể chờ ngày ông qua đời để nối ngôi, đành phải truyền ngôi cho cháu trai. Vậy vị Hoàng đế trường thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc này rốt cuộc là ai?
Ảnh minh hoạ.
Vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc cách thời đại của chúng ta vô cùng xa xôi. Ông chính là Nam Việt Vương - Triệu Đà ở thời Tần Hán. Theo ghi chép trong lịch sử, Nam Việt Vương Triệu Đà sinh năm 240 trước công nguyên. Khi ấy, Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, Triệu Đà đã là một vị tướng lĩnh. Sau đó, Tần Nhị Thế lên kế vị, cuối thời Tần thiên hạ đại loạn, Triệu Đà nhân cơ hội chiếm lấy Lĩnh Nam, lập nên nước Nam Việt, hiệu xưng Nam Việt Vũ Đế.
>> Xem thêm: Danh tính người tiên phong đưa nhiếp ảnh về Việt Nam: Tiến sĩ khai trương hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội
Trong thời gian trị vì của mình, Triệu Đà vô cùng coi trọng văn hóa của khu vực trung nguyên, thế nên đã cực lực hòa trộn hai dân tộc Hán - Việt. Nền văn hóa trung nguyên đã được du nhập vào vùng đất Nam Việt, thúc đẩy việc đồng hóa dân tộc Việt. Khi ấy, để ổn định thiên hạ, Lưu Bang đã phái sứ giả tới Nam Việt, mong Nam Việt Vương Triệu Đà có thể chấp nhận quy hoạch về nhà Tây Hán phong Vương. Cuối cùng, Triệu Đà đã chấp nhận thần phục dưới triều Tây Hán, trở thành một nước phụ thuộc dưới triều Hán, hằng năm cống nạp tế phẩm.
>> Xem thêm: Bí mật chấn động về linh hồn được hé lộ, nhân chứng ớn lạnh kể lại trải nghiệm 'hồn lìa khỏi xác'
Mãi cho tới khi Lưu Bang qua đời, Lữ Hậu nắm đại quyền nhà Hán, khiến quan hệ giữa triều Hán và Nam Việt Vương Triệu Đà ngày càng trở nên căng thẳng. Cuối cùng mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, Lữ Hậu cử người tới thu phục Triệu Đà. Nhưng do binh lính của nhà Hán không thích ứng được khí hậu thời tiết ở vùng Nam Việt, thế nên đã thất bại thảm hại. Lúc này, quan hệ giữa Nam Việt Vương Triệu Đà và nhà Hán đã hoàn toàn trở nên xấu đi, thoát ly hoàn toàn cái tên nước phụ thuộc của nhà Hán.
>> Xem thêm: Bức họa trị giá 600 tỷ đồng từng bị treo xó bếp nay đã trở thành ‘báu vật quốc gia’, có tiền cũng khó mua được
Năm 180 trước công nguyên, Lữ Hậu qua đời, Hán Văn Đế Lưu Hằng kế vị. Hán Văn Đế một lần nữa cử người tới khuyên Triệu Đàn, vẫn muốn nước Nam Việt quy thuận về triều Hán. Triệu Đà suy đi tính lại, cuối cùng vẫn chấp thuận một lần nữa quy phục về nhà Hán. Năm 137 trước công nguyên, Nam Việt Vương Triệu Đà qua đời. Thông thường mà nói, đáng lẽ sẽ do con trai của Triệu Đà lên kế vị, nhưng tại sao lại là cháu trai của ông lên ngôi? Chỉ là vì Triệu Đà quá trường thọ, hưởng thọ 121 tuổi, con trai ông chẳng chờ nổi ngày lên ngôi thì đã qua đời.
>> Xem thêm: Cây chè 500 tuổi gây sốt trong giới chơi cây cảnh, được giá hơn 6 tỷ nhưng chủ vẫn từ chối bán
Đúng vậy, Nam Việt Vương Triệu Đà quả thực đã sống tới 121 tuổi, trị vì 71 năm, sống nhiều hơn Càn Long những mấy chục năm. Triệu Đà quá trường thọ đã khiến Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Lữ Hậu, Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế đều qua đời mà mình vẫn còn tại thế, nước Nam Việt vẫn còn tại thế. Thế mới nói, người sống tới cuối cùng mới là kẻ chiến thắng. Đương nhiên, Triệu Đà sống tới 121 tuổi, cuối cùng con trai mình chết trước khi lên ngôi, đành phải truyền ngôi cho cháu trai.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ