Khám phá

Danh tính người tiên phong đưa nhiếp ảnh về Việt Nam: Tiến sĩ khai trương hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội

30 năm sau khi nhiếp ảnh thế giới ra đời, hiệu ảnh đầu tiên tại Việt Nam đã ra đời do 1 tiến sĩ tiên phong đưa về từ nước ngoài. Ông được coi là 'ông tổ' nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam.

Bí ẩn ngọn núi Tổ linh thiêng nhất Việt Nam: Từng khiến người Pháp sửng sốt, đang thờ vị thần đứng đầu Tứ bất tử / Bí ẩn loài cây của Việt Nam hễ nghe thấy nhạc là tự nhảy múa, nhiều người chưa từng thấy

Đặng Huy Trứ (1825 – 1874) sinh ra tại xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1855 ông thi đỗ Tiến sĩ và bắt đầu sự nghiệp làm quan dưới triều vua Tự Đức. Ông là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh về Việt Nam sau khi được vua Tự Đức cử đi đến Quảng Châu, Hương Cảng và Ma Cao.

Trong chuyến đi đến Hương Cảng năm 1865 để mua thuốc súng, Đặng Huy Trứ đã tận mắt nhìn thấy kỹ thuật nhiếp ảnh do người Anh quốc đưa sang. Ông liền chụp 2 tấm ảnh: 1 bức mặc Triều phục và 1 bức ông mặc như thương nhân Trung Quốc và thử vẽ 2 bức chân dung để so sánh. Hai bức chân dung vẽ hiện đang còn để tại nhà thờ chính của họ Đặng Huy ở xã Thanh Lương (Hương Trà – Huế) và một bức để ở nhà thờ chi thứ ba của họ Đặng Huy ở xã Gia Thụy (Gia Lâm – Hà Nội).

Sau khi thấy được kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài, Nguyễn Công Trứ luôn đau đáu, và suy nghĩ tìm cách đưa loại máy này về nước bởi ở Việt Nam thời bấy giờ công nghệ phổ biến nhất khi đó vẫn là vẽ truyền thân. Năm 1867, ông lại được cử đi Hương Cảng, lần này ông đặt mua máy cùng vật liệu, hỏi kỹ cách dùng rồi đưa về nước.

1663295535-5ec1ecf5bedd7a8323cc (1)

Ảnh vẽ chân dung Đặng Huy Trứ trong chuyến đi đến Hương Cảng.

Đến ngày 2/2 năm Kỷ Tỵ 1869, Đặng Huy Trứ khai trương hiệu ảnh đầu tiên ở phố Thanh Hà – Hà Nội, mang tên “Cảm hiếu đường”. Ngày khai trương Đặng Huy Trứ đã làm chấn động chốn Hà Thành bởi tấm biển quảng cáo rất hay:“Trộm nghe: Xưa nay không ai tái sinh được xương thịt. Tay ứng theo lòng, chụp ảnh tái hiện được tinh thần. Muốn đi sâu vào ngọn nguồn, xin thử trình bày gốc ngọn của việc đó… Một bức thư nhà truyền đến, lúc ăn lúc ngủ xem mà chẳng thấy dung nhan. Hai hàng thân chủ hương hồn ghi đủ họ tên mà không rõ diện mạo. Trèo lên núi rậm trông cha, trèo lên núi trọc trông mẹ, mong ngóng mà nào thấy mặt. Cầu cõi âm, cầu cõi dương hòng mắt thấy tai nghe mà nào có được. Xưa Vương Kiên thành tâm ứng mộng, nhưng thức ngủ đều không thấy hình ảnh. Thiếu Văn trích máu để mong nhận ra hài cốt nhưng mặt mày đều đã nát cùng với cỏ cây. Thọ Xương từ quan đi tìm mẹ nhưng bóng hạc đã khuất núi; Đinh Lan đẽo tượng thờ cha nhưng tóc da khắc lên khó giống…Tình này, cảnh ấy, ai có, ai không? Nay muốn sớm tối vui như trẻ được mặc áo hoa, ngoài nghìn dặm mà vẫn y như trước mắt, khiến mọi người đều tỏ được tấm lòng thành hiếu, thì chỉ có chụp ảnh là cách làm hay nhất”.

Cau-chuyen-ve-hieu-anh-dau-tien-cua-Viet-Nam-696-1569256308-width500height327

Phố Thanh Hà, nơi cụ Đặng Huy Trứ lập hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường năm 1869.

Sở dĩ Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh này ra chỉ để giới thiệu phát minh mới với người dân chứ không phải để kinh doanh. Ông giúp mọi người ở nhiều vùng khác nhau lưu lại những bức ảnh, đặc biệt là bức ảnh cha mẹ để thời phụng khi qua đời. Sau này khi giới nhà giàu và quan lại đã quen và quan tâm thì ông mới thu tiền. Theo đó, khách hàng đầu tiên của hiệu ảnh “cảm hiếu đường” là các gia đình giàu có và các quan lại ở Huế. Ông cũng là người tiên phong trong việc chụp ảnh chân dung, phong cảnh và các sự kiện lịch sử.

dang-huy-tru-06

Tượng Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ởlàng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế.

 

Năm 1874 Đặng Huy Trứ qua đời thì thì hiệu ảnh “cảm hiếu đường” cũng ngừng hoạt động. Một số tấm ảnh đến nay vẫn con lưu trữ trong bảo tàng ở Pháp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm