Vì một chữ Tình, nữ quái này phải chết oan khuất trong Tây Du Ký
Tây Du Ký: Vì sao một đao phủ phàm trần có thể chém lìa đầu Ngộ Không, điều mà Thiên Đình không thể? / Sa Tăng là nhân vật yếu nhất 'Tây Du Ký' hay cao thủ bất tử ẩn mình?
Hồ Ly tinh – Ngọc Diện Công Chúa
Đại đa số các yêu quái ma tinh xuất hiện trong những kiếp nạn trên đường Tây Trúc thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, nếu không bị huynh đệ Ngộ Không cùng đội ngũ “trợ giúp” đánh chết tại trận thì cũng bị các vị Thần Phật thu phục mà theo về với họ.
Chỉ vì một chữ Tình, Ngọc Diện Công Chúa phải chịu cái chết oan ức.
Nhưng có một nữ quái, mà cái chết của nàng khiến nhiều thế hệ độc giả Tây Du Ký trăn trở. Vì nàng tuyệt nhiên không giống như tất thảy các thể loại quái khác, hoặc muốn ăn thịt Đường Tăng, hoặc muốn ép Tam Tạng làm chồng, hoặc có lòng tham với các báu vật của bộ ngũ thỉnh kinh (áo cà sa, binh khí của Ngộ Không – Bát Giới – Sa Tăng).
Cản trở hay phá hoại hành trình thỉnh kinh của thầy trò Tam Tạng, nàng tuyệt nhiên không có một chút dã tâm nào hết. Nàng vốn dĩ chỉ là kẻ “vô tình” xuất hiện trong kiếp nạn mà bộ ngũ thỉnh kinh phải đối mặt ở Hỏa Diệm Sơn. Nhưng kết cục mà nàng phải chịu, là người thương bị thu phục còn bản thân chết chẳng toàn thây. Nàng là Ngọc Diện Công Chúa, vợ hai của Ngưu Ma Vương.
Hồi 59 Tây Du Ký, nhân chuyện Tôn Ngộ Không bị Thiết Phiết Công Chúa – Bà La Sát lừa đưa quạt Ba Tiêu giả, tác gia Ngô Thừa Ân đã mượn lời tay Thổ Địa nơi này, để giới thiệu về nàng với Hành Giả: “Ngưu Ma Vương là chồng La Sát, hai năm nay bỏ La Sát, qua ở bên núi Tích lôi, động Ma vân, chúa động ấy là Hồ ly, nay đã thác. Có người con gái là Ngọc Diện công chúa, vì sự không ai làm chủ, nên ưng Ngưu Ma Vương”.
Hồ Ly Tinh – Ngọc Diện Công Chúa.
Sau đó, Ngô Thừa Ân tả tiếp đến chuyện Ngộ Không gặp Ngọc Diện Công Chúa: “Hành Giả dặn rồi cân đẩu vân nhảy qua núi Tích lôi, đi tới cội tòng thấy một nàng nhan sắc như tiên, đương hái hoa huệ. Tôn Hành Giả bước tới bái và hỏi rằng:- Chẳng hay cô đi đâu? Nàng ấy ngó thấy tướng dữ tợn, lỡ bề không biết tới lui! Run lập cập gượng gạo đáp rằng:- Ngươi ở đâu, dám tới đây mà hỏi thăm ai đó?”
Đến khi Ngộ Không giả chuyện mình là người của Thiết Phiến đến rước Ngưu Ma Vương về, thì phản ứng của Ngọc Diện như thế này: “Nàng ấy nghe nói, mắng lớn rằng: Con ả khốn nạn, không biết điều! Từ khi Ngưu Ma Vương về với ta chưa đặng hai năm, ta gởi cho nó những đồ nữ trang và vàng bạc châu báu, gấm nhiễu lụa hàng không biết bao nhiêu mà kể. Hết gạo thì lấy gạo, hết tiền thì lấy tiền, năm nào cũng vậy, chẳng tháng nào không, đã ăn ngập mặt mà không biết hổ mình, còn rước Ngưu Ma Vương về làm chi đó?.
Bị Tôn Ngộ Không dọa đánh thì Ngọc Diện hoảng quá, chỉ còn cách chạy luôn vào động mà mách với Ngưu Ma Vương: “Cũng tại con ma già (ý chỉ Thiết Phiến) nó hại tôi gần chết… Bởi tôi không người làm chủ mới chịu bao hao tổn, kiếm người coi giềng mối giang san. Nghe thiên hạ đồn mình là quân tử anh hùng, nay mới rõ là tay sợ vợ”.
Ngọc Diện là vợ hai của Ngưu Ma Vương.
Sau khi Ngưu Ma Vương dỗ dành hỏi han, Ngọc Diện thuật lại: “Tôi mới đi ra động mà hái bông huệ, xảy gặp một sãi như Thiên lôi. Tôi kinh hồn gượng hỏi là ai. Sãi ấy nói: Thiết Phiến công chúa cậy đi rước Ngưu Ma Vương. Tôi tức mình nói phải quấy một đôi điều, sải ấy mắng tôi một hồi, rồi vác hèo theo rượt mà đập. May tôi chạy mau mới thoát khỏi, phải chậm chân đã chết rồi”.
Cái chết oan nghiệt của một kẻ hết mình vì chữ Tình
Như vậy, dù là Hô ly thành tinh nhưng có thể thấy Ngọc Diên công chúa chẳng khác gì một nữ nhân yểu điệu, chẳng làm hại gì đến ai. Vừa thấy vẻ ngoài của Tôn Ngộ Không đã sợ một phép. Cách nàng kể lể sự tình với Ngưu Ma Vương, lại càng đặc tả cái sự yếu đuối của một người phụ nữ đang yêu và nhất mực muốn giữ ý trung nhân bên mình mà thôi.
Và có là Hồ Ly tinh, thì Ngọc Diên cũng là kẻ rất biết cư xử. Biết thân phận chỉ là “phòng nhì” của Ngưu Ma Vương nên tiếc gì của nả mà cung phụng cho bà cả - Thiết Phiết. Và thực tế thì mối quan hệ Ngưu Ma Vương – Ngọc Diện cũng được sự chấp thuận rõ ràng của Thiết Phiết. Bằng chứng là trong cuộc nói chuyện với Ngưu Ma Vương giả (do Ngộ Không hóa thành), Thiết Phiết có nói 1 câu như thế này: “Xin mừng Ðại vương việc tân hôn, bề nào cũng đừng quên nghĩa cũ”.
Sự xuất hiện của Ngộ Không tại động Ma Vân: điểm khởi đầu cho bi kịch của Ngọc Diện.
Chỉ đến khi thấy chồng mình – Ngưu Ma Vương bị Ngộ Không, Bát Giới và đội quân của Thổ Địa Hỏa Diệm Sơn quây đánh chạy về núi Tích Lôi, động Vân Ma thì Ngọc Diện mới ra mặt chống trả. “Ngọc Diện công chúa ở trong động, nghe tiếng hét vang trời. Xảy thấy a hoàn vào báo, Ngọc Diện công chúa truyền quỷ binh trợ chiến. Ngưu Ma Vương mừng rỡ, ráng sức đánh hơn xưa, Bát Giới hãi kinh bại tẩu. Tôn Hành Giả thấy bầy yêu vây phủ, liền nhãy lên mây. Ngưu Ma Vương thắng trận rồi, thâu binh vào động”.
Những gì mà Ngọc Diện nói và làm, trước sau chỉ là để bảo vệ người thương, là vì không muốn chồng mình Ngưu Ma Vương bị kẻ khác o ép làm hại, chứ tuyệt nhiên nàng ta nào có muốn tranh đoạt hay làm hại gì với bộ ngũ thỉnh kinh. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Với Ngọc Diện, Ngộ Không, Bát Giới hay Sơn Thần Thổ Địa – những kẻ đang truy sát Ngưu Ma Vương đích thị là “giặc” vậy.
Ngưu Ma Vương bị cha con Lý Thiên Vương, Na Tra thu phục, chấp nhận quy y theo Phật. Thiết Phiết, vốn từng là tiên trên trời, sau khi đưa quạt Ba Tiêu để Ngộ Không quạt 49 lần mưa xuống dập tắt hoàn toàn Hỏa Diệm Sơn thì cũng có cái kết khá viên mãn: “La Sát niệm chú thâu quạt nhỏ lại, ngậm vào miệng, tạ từ lên núi tu hành, sau cũng thành chánh quả, trong kinh còn để tiếng muôn đời”. Còn Ngọc Diện thì chết chẳng toàn thây!
Thiết Phiến sau tu thành chính quả, Ngưu Ma Vương quy y theo Phật nhưng Ngọc Diện – kẻ vô tình xuất hiện trong kiếp nạn của thày trò Đường Tăng lại phải chết.
Trong phiên bản Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết thì người giết chết Ngọc Diện là Sa Tăng, còn trong bản gốc danh tác của Ngô Thừa Ân thì Bát Giới mới chính là kẻ ra tay: “Xảy thấy Bát Giới và Thổ Ðịa dẫn âm binh trở về. Tôn Hành Giả hỏi rằng: - Việc ấy ra thể nào? Bát Giới cười rằng:- Vợ của lão Ngưu bị ta đập chết, cởi áo rõ là con Hồ ly mặt người. Còn bao nhiêu tiểu yêu bị tôi giết hết và đốt động cháy queo”.
Rõ ràng, kẻ khơi nguồn cho kiếp nạn “hàng trăm dặm Hỏa diệm sơn” là Ngộ Không (từ vụ đạp đổ lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân hơn 500 năm trước), kẻ không giao quạt Ba Tiêu là Thiết Phiến, kẻ gây ra cuộc giao tranh hỗn loạn là Ngưu Ma Vương, nhưng kẻ phải chết duy nhất trong câu chuyện này lại là Ngọc Diện Công Chúa. Mà Ngọc Diện, trong toàn bộ các đoạn viết liên quan, Ngô Thừa Ân tuyệt nhiên không hề nhắc đến chuyện nàng từng làm hại ai cả.
Vậy tại sao Ngọc Diện phải chết? Chết trong cay đắng và oan nghiệt, chỉ bởi nàng quá yêu Ngưu Ma Vương hay sao? Chỉ bởi một chữ Tình vốn không được Đạo Phật trân trọng hay sao?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm