Khám phá

Vì sao cá thể rùa khổng lồ Pinta cuối cùng sống đến 100 năm?

Bộ gene của "cụ" rùa khổng lồ Lonesome George nổi tiếng vừa qua đã được các nhà nghiên cứu giải mã để tìm hiểu vì sao loài rùa này có thể sống lâu đến vậy.

Hé lộ số vàng "khủng" để làm cây thông đắt nhất châu Âu / Sự thật rùng mình về chất ướp xác quý tộc trong sưa đỏ

Các nhà khoa học tin rằng tuổi thọ của những con rùa khổng lồ như George rất dài vì thực tế chúng có khả năng tự điều chỉnh DNA giúp cơ thể có phản ứng trước tình trạng viêm và sự phát triển của ung thư.

“Cụ” rùa Lonesome George khi còn sống.
“Cụ” rùa Lonesome George khi còn sống.

Quá trình giải mã bộ gene của "cụ" rùa khổng lồ Lonesome George bắt đầu vào năm 2010 được thực hiện bởi tiến sĩ Adalgisa Caccone, đồng tác giả cao cấp của nghiên cứu và nhà nghiên cứu cấp cao tại Khoa Sinh thái học và Sinh học Tiến hóa tại Đại học Yale.

Sau đó, Giáo sư Carlos Lopez-Otin thuộc Đại học Oviedo, Tây Ban Nha, nghiên cứu dữ liệu thu được và so sánh các biến thể gene có liên quan đến tuổi thọ dài. Dữ liệu cũng được so sánh với số liệu từ loài rùa mềm Trung Quốc và con người.

Lonesome George được biết đến là cá thể cuối cùng của loài rùa đảo Pinta, một trong 13 loài rùa khổng lồ ở đảo Galapagos, Ecuador. Các nhà khoa học ước tính Lonesome George có tuổi thọ khoảng 100 tuổi. "Cụ" rùa Lonesome George được tìm thấy vào năm 1972.

Trước đó, các nhà nhà bảo vệ môi trường đã thất bại trong việc bảo tồn loài rùa đảo Pinta mặc dù đã cố gắng tìm cho George nhiều bạn tình.

Vào ngày 24/6/2012, các nhân viên tại Công viên Quốc gia Galapagos, Ecuador cho biết "cụ" rùa khổng lồ Lonesome George đã qua đời.

 

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm