Vì sao dơi sợ nước, dơi quỷ hút máu có tồn tại ở Việt Nam không?
Cận cảnh khoảnh khắc đại bàng biển đoạt mạng lợn con / Xót xa trước hình ảnh tê giác bị sát hại dã man để lấy sừng
Chúng ta có thể thấy loài dơi cực kỳ sợ nước và rất ít khi dám bay dưới trời mưa. Vì sao lại như thế? Trước hết, những hạt mưa sẽ gây nhiễu loạn sóng siêu âm mà dơi phát ra và nhận lại, khiến khả năngđiều hướng của chúng kém chính xác đi nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học được đăng trên số mới nhất của tạp chíBiology Letters đã phát hiện một lý do khác khiến dơi rất e ngại trời mưa.
Dơi cực kỳ ghét mưa.
Khi lông bị thấm ướt, dơi phải tiêu tốn năng lượng gấp đôi để giữ cơ thể thăng bằng so với lúc khô ráo. Điều đó cũng có nghĩa là khi bay trong điều kiện bình thường, dơi chỉ tốn năng lượng gấp 10 lần so với lúc nghỉ ngơi, nhưng khi lông bị ướt, con số này sẽ tăng lên đến 20 lần. Hiện tượng này có thể giải thích như sau: nước mưa khiến cơ thể dơi lạnh đi, lông dính bết lại, buộc chúng phải tăng cường trao đổi chất để làm ấm cơ thể và giữ thăng bằng trước lực cản của không khí. Do đó, nếu không phải trường hợp bất khả kháng, loài dơi sẽ không bay dưới trời mưa.
Một trong những nỗi ám ảnh của con người về loài dơi xuất phát từ sự tồn tại của dơi hút máu, thường được gọi là dơi quỷ. Theo kết quả nghiên cứu DNA và microbiota của dơi quỷ do Đại học Copenhagen tiến hành, nhờ sự tiến hóa của vi khuẩn đường ruột mà chúng có thể duy trì cơ chế hút máu để sinh tồn.
Dơi quỷ là nỗi khiếp đảm của nhiều người.
Săn mồi trong bóng tối vùng nhiệt đới nước Mỹ không phải là thử thách khó khăn với dơi hút máu. Loài dơi này đã phát triển hệ thống dây thần kinh cho phép chúng xác định vị trí tĩnh mạch của con mồi. Sau khi lặng lẽ tiếp cận, chúng nhanh chóng cắm những chiếc răng sắc nhọn vào mạch máu của nạn nhân và tận hưởng cuộc “đi săn”. Ngoài ra, nước bọt của dơi quỷ còn chứa enzyme chống đông máu để giúp chúng hút máu liên tục, không bị gián đoạn vì máu đông. Không chỉ xuất hiện ở Trung và Nam Mỹ, loài dơi quỷ này còn sinh sống phổ biến tại châu Phi.
Việt Nam là quốc gia có hơn 100 loài dơi khác nhau, song không có chủng nào có tập tính hút máu. Tuy nhiên, nước ta đã xác nhận có 3 loại dơi chứa virus bệnh dại trong miệng:dơi ngựa lớn, dơi ngựa bé và dơi ngựa Thái Lan, phân bố chủ yếu ở vùngĐồng bằng Sông Cửu Long. Nếu bị cắn, cơ thể vật chủ sẽ bị virus bệnh dại trong nước bọt dơi xâm nhập vào nội tạng dẫn đến tử vong. Loài dơi thường xuyên bị bắt gặp bay vào nhà dân được gọi là dơi muỗi, con mồi chủ yếu là muỗi và côn trùng, rất ít khi cắn người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách