Khám phá

Vì sao mái đình, chùa lại cong?

Vì sao đình, chùa hay các công trình tưởng niệm khác lại sử dụng kiến trúc mái cong? Ngoài tính thẩm mỹ, liệu kiểu kiến trúc này có tác dụng gì khác.

Ngắm “kho báu” trong ngôi chùa cổ / Chùa Hương và những điều còn ít người biết

Chắc hẳn ai cũng biết các ngôi đình, chùa... đều nổi bật với phần mái cong mềm mại, vừa hoa mỹ, tráng lệ và tạo nét tôn nghiêm.Ngoài tính thẩm mỹ, phần mái cong này có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ toàn bộ công trình, giúp những ngôi đình, chùa trụ vững hàng trăm năm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người xưa cho rằng làm mái chìa ra ngoài sẽ bảo vệ các bức tường tốt hơn. Qua thời gian,quy mô các ngôi nhà ngày càng lớn, các bức tường cũng theo đó mà phải xây cao lên, mái chìa ra cũng phải càng dài. Mái chìa quá dài tuy bảo vệ được thân tường nhưng lại ảnh hưởng tới việc chiếu sáng ở trong nhà.

Để nước mưa thoát nhanh hơn người ta phải làm phần mái thật dốc. Tuy nhiên, mái nhà dốc lại làm nước mưa chảy xiết, rơi xuống đất mạnh hơn khiến nước bắt tung toe khiến chân tường, móng cột bị ẩm ướt, lậu dần ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.Vậy làm các nào để có phần mái vừa bảo vệ được chân tường, vừa chiếu sáng tốt vào phía trong?Người ta đã có sáng kiến sau: mái nhà lý tưởng nhất là phần trên dốc nhiều, phần dưới tương đối bằng phẳng, còn phần giữa hơi võng xuống.

Loại mái này không những chiếu sáng tốt mà còn để cho nước chảy từ từ bảovềđược chân tường. Nếu dùng phương thức thoát nước ở cả bốn mặt thì bốn góc nhà tự nhiên phải xây thành hình cong lên, kết quả là đã tạo ra loại mái nhà có mái chìa và trở nên một loại kiến trúc mỹ lệ, trang nghiêm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm