Khám phá

Vì sao thời xưa tử tù được ở cùng vợ vào đêm trước ngày hành quyết? Lý do rất thực tế

Hóa ra các tử tù thời xưa được ở cùng vợ vào đêm cuối trước khi bị xử chém là có lý do vừa thực tế vừa nhân đạo. Đó là gì?

Trong những chiếc pizza đắt nhất thế giới có gì: Toàn nguyên liệu 'đẳng cấp' nhất, giá lên tới gần 300 triệu / Xác ướp lâu đời nhất thế giới, giải mã người băng 'Oates'

Trong thời phong kiến,tử hìnhlà hình phạt nặng nhất dành cho tù nhân. Đây là hình phạt dùng để trừng phạt những tù nhân mắc tội ác không thể tha thứ. Trong các bộ phim cổ trang, chúng ta thường thấy các tử tù bị hành quyết vào mùa thu. Điều này có nghĩa là các tử tù sẽ không bị hành quyết trước mùa thu.

Sở dĩ người xưa thường chọn mùa thu để hành quyết tử tù vì họ tin rằng làm mọi việc đều phải thuận theo trời đất, không thể làm ngược lại. Cụ thể, người xưa quan niệm rằng xuân và hè là hai mùa vạn vật sinh trưởng, mùa trồng trọt và thu hoạch. Trong khi đó, thu và đông là các mùa nông nhàn, tượng trưng cho sự hoang tàn, sinh khí kém.

>> Xem thêm: Người xưa không có 'chứng minh thư hay căn cước công dân', con người làm cách nào để chứng minh danh tính của mình?

Vì sao thời xưa tử tù được ở cùng vợ vào đêm trước ngày hành quyết? Lý do rất thực tế - Ảnh 1.
Ảnh minh hoạ.

>> Xem thêm: Nam sủng và luyến đồng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc: Hóa ra cổ nhân đã có cái nhìn rất thoáng đối với các mối tình đồng tính

Tử tù thời xưa thường bị hành quyết vào mùa thu.

Trên thực tế, trừ những kẻ mắc tội mưu phản, án tử hình đều được thi hành vào mùa thu và trước ngày đông chí. Xử tử tù nhân vào mùa thu cũng là thời gian nhiều người dân có thời gian đến xem. Bởi trước khi hành quyết, các quan lại địa phương sẽ yêu cầu người dân đến pháp trường để chứng kiến với mục đích thể hiện sự uy nghiêm của pháp luật và mang tính răn đe.

Trước khi bước ra pháp trường,tử tù thời phong kiến có một số quyền lợi đặc biệt. Theo đó, những người tử tù sẽ được ăn bữa cơm cuối cùng trước khi bị xử trảm một ngày, hay còn gọi là "cơm đoạn đầu".

Lệ này bắt đầu xuất hiện từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, sau khi Sở Trang vương dẹp yên các quý tộc và đại thần làm phản. Ông ra lệnh cho người bị xử tử được ăn bữa cơm ngon ngay trước khi bị hành quyết một ngày. Bữa cơm thịnh soạn đầy đủ rượu thịt này thể hiện sự bao dung, thu phục nhân tâm của những người cai trị trong thời phong kiến.

 

>> Xem thêm: Nghi thức uống trà đạo của người Trung Quốc: Vô cùng cầu kỳ, phức tạp, chỉ dành tiếp khách quý

Vì sao thời xưa tử tù được ở cùng vợ vào đêm trước ngày hành quyết? Lý do rất thực tế - Ảnh 3.

Trước ngày hành quyết, tử tù được ăn một bữa cơm ngon cuối cùng.

Ngoài ra, người thân sẽ được đến thăm tử tù lần cuối để nói lời từ biết cuối cùng. Đặc biệt, nam tử tù còn được hưởng quyền lợi đặc biệt là cho vợ vào thăm và ở cùng trước khi đến ngày xử tử.

Vậy, câu hỏi đặt ra rằng vì sao lại cho vợ của tử tù ở cùng với họ vào ngày cuối cùng?

>> Xem thêm: 4 loại thực phẩm quen mặt bất ngờ "xuyên không" trong kiếm hiệp của Kim Dung

 

Nguyên nhân rất thực tế

Trong cuốn "Lý lầu thượng – Mạnh Tử" có câu "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại", có nghĩa là bất hiếu có 3 việc, vô hậu là lớn nhất. Trong thời phong kiến, việc có con thừa tự rất quan trọng. Do đó, nếu gia đình nào không có con trai thừa tự sẽ bị chỉ trích là bất hiếu.

Vì lý do trên,triều đình tạo điều kiện cho phép vợ của tù nhân vào trong ngục giam ở với chồng trước khi bị xử chém. Trong thời gian này, quan lại và lính cai ngục sẽ không làm khó những người phụ nữ này để tạo điều kiện cho họ có thể hoàn thành tâm nguyện của gia đình là sinh được con nối dõi tông đường.

>> Xem thêm: Kiều Phong kịch chiến Dương Quá, ai là người chiến thắng? Kim Dung nêu 2 điểm tiết lộ đáp án

Vì sao thời xưa tử tù được ở cùng vợ vào đêm trước ngày hành quyết? Lý do rất thực tế - Ảnh 4.

Trước khi bị xử tử, vợ của tử tù được ở cùng chồng để thực hiện nguyện vọng của gia đình là sinh con nối dõi.

 

>> Xem thêm: Tôn Ngộ Không có 3 thân phận cực hiển hách, Đấu Chiến Thắng Phật chưa phải là cao nhất

Ngoài những tù nhân đã có gia đình, một số người chưa có vợ cũng có thể để lại "giọt máu" của mình theo cách tương tự. Điều kiện tiên quyết là gia đình của họ phải tìm được một người phụ nữ sẵn sàng sinh con cho mình.

So với luật pháp khắc nghiệt thời xưa,việc cho vợ ở cùng tử tù trước khi chết được coi là một việc làm đặc biệt nhân đạo. Việc này có nguồn gốc từ thời Đông Hán và sau đó trở nên phổ biến từ thời nhà Ngụy, nhà Tấn và các triều đại sau này ở Trung Quốc. Suy cho cùng, việc để lại người con lo hương hỏa là niềm an ủi tốt nhất dành cho tử tù và gia đình của họ.

Đối xử nhân đạo với các tù nhân trước khi bị hành quyết không chỉ là một việc thể hiện sự rộng lượng mà còn là phương tiện quan trọng để các vị hoàng đế thời xưa thể hiện quyền lực của mình với dân chúng.

Bằng cách này, tù nhân vẫn bị xử lý, đồng thời khiến người dân tán thưởng vì cho rằng hoàng đế nhân từ. Ngay cả người thân của những tử tù bị kết án cũng sẽ không oán giận triều đình vì họ được tạo điều kiện để gia đình có con nối dõi tông đường.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm