Vị tướng đen đủi nhất Tam Quốc: Bán mạng trên chiến trường mãi mới thành danh, thành quả lại bị Lưu Bị trắng trợn "phỗng tay trên"
3 hàng tướng không được yêu thích nhất Tam Quốc dù rất tài giỏi, nhân vật thứ 2 nhiều người không nghĩ đến / Nếu 3 mãnh tướng này không chết quá sớm, lịch sử Tam quốc có lẽ đã phải viết lại: Người đầu tiên từng khiến Đổng Trác kinh hồn bạt vía
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa, phàm là võ tướng trung thành thì cả đời đều kiên định theo đuổi một mục tiêu duy nhất: Đó chính là phò tá quân chủ, kiến công lập nghiệp.
Hai chữ "công danh" đối với họ mà nói, không gì khác ngoài thành công giành chiến thắng trên chiến trường và dùng bản lĩnh của mình để đánh bại đối thủ.
Thế nhưng vào thời Tam Quốc, có một nhân vật đã từng dành rất nhiều tâm huyết để chiến thắng địch thủ, thế nhưng sau cùng lại vẫn bị xem như "trắng tay".
Người bị coi là "nhân vật đen đủi nhất Tam Quốc" ấy là Đại đô đốc kiệt xuất của Đông Ngô – Chu Du.
Nhân vật đi theo Tôn Sách từ ngày đầu lập nghiệp
Chu Du vốn là người đất Lư Giang ở Giang Đông, xuất thân trong một gia đình danh giá nhiều đời làm quan.
Năm xưa, vùng Giang Đông lúc bấy giờ có mãnh tướng Tôn Sách vô cùng nổi tiếng. Chỉ trong vòng 6 năm ngắn ngủi, Tôn Sách đã thành công thanh trừng các thế lực ở vùng này, đặt nền móng để Tôn Quyền kiến lập nên Đông Ngô sau này.
Khi mới ngoài 20 tuổi, Chu Du với tầm nhìn xuất sắc đã lựa chọn gia nhập đội ngũ của Tôn Sách để bình định thiên hạ.
Trong cuộc đời chinh chiến của mình, vị tướng họ Chu ấy từng lập được không ít chiến công. Tuy nhiên công lao hiển hách nhất của ông phải kể tới trận Xích Bích.
Năm ấy, Chu Du đã chỉ huy quân đội Đông Ngô, liên minh cùng Thục Hán, thành công đẩy lui 80 vạn đại quân của Tào Tháo.
Thế nhưng dù vang danh thiên hạ nhờ trận đánh này, Chu Du vẫn bị xem như một kẻ "trắng tay" và "đen đủi". Vì sao lại như vậy?
Liều mạng trên chiến trường để kiến công lập nghiệp
Theo Qulishi, thời kỳ Tam Quốc dù chiến tranh liên miên, tuy nhiên có thể làm thay đổi hướng đi của lịch sử lại chỉ có 3 trận đại chiến. Đó là trận Quan Độ, trận Xích Bích và trận Di Lăng.
Vì thế nếu Tào Tháo năm ấy có thể giành chiến thắng ở Xích Bích thì rất khả năng sẽ thống nhất thiên hạ. Đáng tiếc quân Tào đại bại, Tào Ngụy đại thương nguyên khí.
Sau thất bại ấy, Tào Tháo buộc phải dẫn quân lui về phương Bắc, chỉ lưu lại vài tâm phúc canh giữ trận địa phương Nam, trong đó có Tào Nhân.
Chu Du lúc này muốn có thêm thành quả chiến thắng nên đã dẫn đại quân Đông Ngô đánh chiếm Giang Lăng nơi Tào Nhân đóng quân.
Không ngờ sức chiến đấu của quân Tào sau thất bại Xích Bích vẫn không thể xem thường, khiến vị tướng họ Chu phải giằng co ở nơi này suốt một năm ròng rã.
Không chỉ vậy, trong một lần đụng độ, bản thân Chu Du cũng từng bị thương nặng. Vừa biết tin ông trọng thương, Tào Nhân thậm chí còn đem quân đến tận cửa khiêu khích.
Vì không thể chịu nhục, vị tướng họ Chu ấy buộc phải nghênh chiến. May mắn là quân Tào Nhân đã bị đẩy lui trong lần đó.
Thành quả bị Lưu Bị "phỗng tay trên" một cách cay đắng
Thừa lúc Ngụy – Ngô giao chiến, Thục Hán cũng nhanh chóng hành động. Lưu Bị nhân lúc Chu Du và Tào Nhân giằng co liền xuất binh công chiếm một vài vùng đất ở phía nam Kinh Châu.
Kết thúc hơn 1 năm chinh chiến ở Giang Lăng với chiến thắng trước Tào Nhân, Chu Du đã thành công thu về Nam Quận.
Vốn dĩ, việc Chu Du giúp Đông Ngô có được Nam Quận là một chiến quả không hề nhỏ. Vì đây là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng.
Tiếc là không lâu sau cuộc chiến với quân Tào, ông cũng đột ngột qua đời khi đương độ tráng niên. Đây không chỉ là tổn thất cho Đông Ngô mà còn là mất mát lớn của thời đại Tam Quốc.
Tuy nhiên sau khi qua đời, thành quả của vị tướng họ Chu này nhanh chóng bị thâu tóm bởi kết sách "mượn Kinh Châu" của phe Lưu Bị.
Cứ như vậy, tâm huyết mà Chu Du lúc sinh thời từng bất chấp tính mạng mới có được đã phải dâng lên tay kẻ khác.
Thế nhưng dù vậy thì kể từ sau trận đại chiến Xích Bích, danh tiếng của Chu Du đã vang khắp thiên hạ, khiến người người nể phục. Đây âu cũng có thể xem như một sự bù đắp cho những tâm huyết mà vị Đại đô đốc Đông Ngô ấy đã bỏ ra…
End of content
Không có tin nào tiếp theo