Khám phá

Vị tướng là thánh tổ của lực lượng truyền tin Việt Nam, là bậc khai quốc công thần nhưng bị vua ép tử

Nói đến người này, người đời dành cho ông sự trân trọng lớn vì những đóng góp trong việc giành và giữ nước. Đặc biệt, ông cùng hình ảnh chú chim bồ câu còn được suy tôn là Thánh tổ của lực lượng truyền tin nước ta.

5 'miền gái đẹp' nức tiếng nhất Việt Nam, vị trí số 1 là 'cái nôi mỹ nhân' của cả nước / Ba sự việc kỳ lạ xảy ra trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời đã ngàn năm không ai giải quyết được, chẳng lẽ là ý trời không thể trái?

Nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi năm xưa có vô số nhân tài, một trong số đó không thể không kể đến Trần Nguyên Hãn (1390 – 1429). Ông là danh tướng, bậc khai quốc công thần của nhà Hậu Lê.

Trần Nguyên Hãn vốn là con cháu nhà Trần, cháu ruột của Trần Nguyên Đán, dòng dõi thượng tướng Trần Quang Khải, anh em với Nguyễn Trãi. Ông có nhiều công lao trong chiến tranh nên sau này được đứng hàng đầu với chức Tả tướng quốc.

tran-nguyen-han-1

Ảnh minh họa.

Tương truyền, thời kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã nuôi dưỡng chim bồ câu để chúng truyền tin giúp mình. Có một lần quân ta bất ngờ bị quân Minh tập kích, rơi vào tình cảnh khốn khó. Giữa thế ngàn cân treo sợi tóc, Trần Nguyên Hãn đã viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim bồ câu, sai mang đến cho Bình Định vương Lê Lợi. Cuối cùng quân tiếp viện đến Võ Ninh, phá vỡ vòng vây và giải cứu được người bên trong.

Về sau, Trần Nguyên Hãn và hình ảnh chú chim bồ câu được suy tôn là Thánh tổ của lực lượng truyền tin nước ta. Ngoài ông ra, Lê Lợi còn có một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu truyền tin là Nguyễn Chích.

tran-nguyen-han-2

Dù là khai quốc công thần nhưng cuối cùng Trần Nguyên Hãn lại có cái kết không mấy tốt đẹp. Trần Nguyên Hãn từng được ghi nhận là người có vai trò quan trọng trong Khởi nghĩa Lam Sơn. Tờ hòa ước với quân Minh, tên của ông còn đứng thứ hai, liền với vua Lê Lợi. Ấy thế mà tháng 2 năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), Lê Thái Tổ lại ban chiếu bắt giam Trần Nguyên Hãn, vị tướng này sau đó đã tự sát. Đến đời Lê Nhân Tông, ông mới được ân xá và khôi phục chức vị.

tran-nguyen-han-3

Sử gia triều Lê nói đây đơn thuần là một vụ án oan. Bởi bấy giờ Lê Thái Tổ tuổi già, Quận vương Tư Tề ngông cuồng, vua Lê Thái Tông thì còn non trẻ. Vậy mà bên cạnh Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo lại rất được lòng dân. Trần Nguyên Hãn lại là con cháu họ Trần, dù từng vào sinh ra tử cùng nhau nhưng Lê Lợi khó mà giấu được sự nghi kỵ.

 

Trong khi đó, Đại Việt thông sử thì tiết lộ, sau khi nhận chức Tả tướng quốc, Trần Nguyên Hãn xin vua về hưu và được đồng ý, kèm điều kiện 1 năm phải 2 lần về chầu. Nào ngờ Trần Nguyên Hãn vè quê lại tích cực xây nhà, dựng cửa, đóng thuyền chở binh khí. Loạt hành động này của vị tướng bị tố là có dấu hiệu mưu phản.

tran-nguyen-han-4

Vua nghị kỵ, cộng thêm gian thân sàm tấu, trung thần khi được gọi về kinh thành tra hỏi lại không nói rõ sự tình. Đứng trước Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn phẫn uất khấn trời rằng:“Tôi với vua cùng mưu cứu dân. Nay việc nghĩa lớn đã hoàn thành, vua lại muốn giết tôi, hoàng thiên có biết xin soi xét cho”.Nói xong, trời nổi gió lật thuyền, 42 lực sĩ xá nhân và ông đều chết đuối.

Nhà nghiên cứu Trần Bá Chí cho rằng vụ việc của Trần Nguyên Hãn cùng với vụ Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi đều xuất phát từ sự ngờ vực, ghen ghét kẻ có tài của vua nhà Lê gây ra.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm