Khám phá

Vị tướng thảm sát toàn bộ gia tộc Quan Vũ, hé lộ nhánh hậu duệ duy nhất của võ thánh còn tồn tại đến ngày nay

Để trả món nợ máu, vị tướng này sẵn sàng ra tay thảm sát toàn bộ gia đình nhà Quan Vũ. Ông vốn cũng là cái tên nổi tiếng của nhà Ngụy.

‘Ngũ hổ tướng’ nhà Thục Hán được Lưu Bị trả cho mức lương không ai ngờ, thảm hại nhất là Mã Siêu / ‘Ngũ hổ tướng’ của Việt Nam tài giỏi ngang 5 mãnh tướng thời Tam Quốc, 1 người là ‘đặc công nước’ đầu tiên

Theo Tam Quốc Chí, năm 264, con của Bàng Đức là Bàng Hội đi theo Chung Hội – Đặng Ngải để chinh phạt Thục Hán. Sau khi xong xuôi, người này cho giết sạch gia tộc của Quan Vũ. Như vậy, sau 45 năm Quan Vũ qua đời, hậu duệ của ông cũng bị tận diệt.

Người nhẫn tâm ra tay với cả gia tộc của võ thánh là ai? Cái tên Bàng Hội có gì đáng chú ý? Tại sao vị tướng này lại nhẫn tâm xuống tay như vậy? Theo Tam Quốc Chí, mục “Ngụy thư” – Bàng Đức truyện, Bàng Đức (cha Bàng Hội) bị Quan Vũ bắt sống khi đại quân của Vũ tập kích Phàn Thành. Mới đầu, Quan Vũ khuyên đối phương nên hàng, nhưng Bàng Đức không chịu nên võ thánh quyết định sai quân ra chém. Năm đó Bàng Đức 39 tuổi.

quan-vu-1

Quan Vũ trên màn ảnh nhỏ

Chuyện Bàng Đức qua đời khiến Tào Tháo rất đau xót. Thậm chí người đứng đầu Tào Ngụy còn khóc thương. 4 người con của Bàng Đức, trong đó có Bàng Hội được phong tước “Quan nội hầu”. Trong đó, Bàng Hội là người con thứ hai, làm quan đến chức Trung úy tướng quân, tước Liệt hầu.

Còn có nguồn thông tin cho biết, sau khi ra tay giết Bàng Đức, Quan Vũ đã cho người mang thi thể đối phương về đất Thục. Mộ phần của Bàng Đức ở đất Ngụy nhiều khả năng chỉ là nơi chứa các kỷ vật của vị tướng này mà thôi.

quan-vu-2

Việc cha qua đời, lại mang thêm nỗi đau thất lạc thi thể ông suốt gần 5 thập kỷ khiến Bàng Hội càng căm phẫn Quan Vũ. Có lẽ vì thế mà sau này Bàng Hội quyết trút giận vào thế hệ sau của Quan Vũ ở Thành Đô.

quan-vu-3

Dẫu vậy, thực tế thì gia tộc Quan Vũ không hề bị diệt vong. Ông có 3 người con: Quan Bình, Quan Hưng và Quan Phụng. Quan Bình bị Đông Ngô giết năm 219, Quan Hưng được Gia Cát Lượng cất nhắc làm Thị trung và Trung giám quân nhưng sau này cũng qua đời sớm. Chỉ có Quan Phụng dù là thân nữ nhi nhưng năng lực chẳng thua kém ai, được Gia Cát Lượng tin dùng trong những lần thảo phạt.

 

quan-vu-4

Chính sử lúc đầu cho rằng dòng họ Quan Vũ bị Bàng Hội tận diệt năm 264. Tuy nhiên, về sau phát hiện một nhánh gia tộc này đã đổi thành họ Môn để tránh họa diệt vong. Nhánh này sống ở Phúc Kiến, Quảng Đông. Năm 316, sau khi triều Tây Tấn sụp đổ, hậu duệ Quan Vũ đã lấy lại họ Quan.

quan-vu-5

Sau này, dòng Quan Di được xem là đại tông thất của hậu duệ Quan Vũ. Hậu duệ của Quan Vũ có nhiều người tài giỏi nổi tiếng ở Trung Quốc và thế giới như: Quan Lang – đại thần đời Bắc Ngụy, Quan Phiên – tể tướng nhà Đường, Quan Nghĩa Tân – nhà thực vật học, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu, Quan Anh Tài – người được phong là “cự phú công thương Đông Nam Á”.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm