Vị vua duy nhất của Việt Nam dám thẳng thừng chê bai Càn Long, khen tấm tắc chồng của Võ Tắc Thiên
Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm / 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của nước Mỹ
Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Trong triều đại này, vị hoàng đế thứ hai – Minh Mạng (còn gọi là Minh Mệnh) sinh năm 1791 mất năm 1841 được đánh giá người nghiêm khắc bậc nhất. Vị minh quân này còn đặc biệt yêu thích thơ ca, có tài làm thơ rất hay.
Chuyện kể rằng lần đó vua Minh Mạng cùng bá quan văn võ luậnthơ. Ông thẳng thừng chê thơ vua Càn Long năm xưa thô kệch:“Vua Càn Long, nhà Thanh làm thơ rất nhiều, đều là những bài đi thẳng vào tình cảnh, không dùng những lời phù phiếm, nhưng cũng vì vậy mà có câu còn thô kệch. Bản thân ta làm thơ chỉ tả tình, tả cảnh mà dùng chữ chẳng đến nỗi quê mùa như thế”.
Đâu chỉ vậy, lấy Càn Long làm gương, vua Minh Mạng căn dặn các quần thần nếu lỡ thấy thơ của ông có ngôn từ chưa nhã nhặn thì phải nhắc nhở, tránh đời sau dị nghị.
Ảnh minh họa.
Trong số các hoàng đế Trung Hoa, vua Minh Mạng đặc biệt ấn tượng với thơ ca của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Ông đánh giá “chồng” của Võ Tắc Thiên có cách dùng từ rất khéo léo, ngôn ngữ đẹp nên tạo được cảm tình cho người đọc.
“Lời lẽ ý tứ khéo léo, đẹp đẽ, cách điệu mới mẻ, lạ lùng, không phải người ta có thể theo kịp. Còn thơ của Càn Long đời nhà Thanh phần nhiều gượng ép, quê mùa thô kệch, không đáng nói đến”,vị vua thứ hai của triều Nguyễn nói.
Riêng trong lịch sử Việt Nam, vị vua duy nhất được vua Minh Mạng mang lòng cảm mến thơ văn là vua Lê Thánh Tông. Ông sùng bái Lê Thánh Tông đến mức sai Bộ Lễ đi khắp nơi sưu tầm thơ của bậc minh quân năm xưa để lưu truyền cho hậu thế.
Về phần vua Minh Mạng, ông đã làm cả nghìn bài thơ, được in, tập hợp trong Ngự chế thi. Nhiều bài thơ của vị vua này được in trong các di tích ở Huế. Thơ của Minh Mạng không khéo léo mà chủ yếu thể hiện ý chí của ông.
Vua Minh Mạng từng nói với đại thần Phan Bá Đạt:“Vua tôi rỗi rãi, cùng nhau làm thơ không những để cùng mua vui, mà có khi cũng để ngụ ý khuyên răn nữa, chứ chẳng phải lấy thơ để làm khí cụ chính trị đâu”.
Đặc biệt, vua Minh Mạng còn sáng tác cho con cháu trực tiếp của mình một bài thơ “Đế hệ thi”, mỗi người anh em của mình một bài “Phiên hệ thi”. Chúng dùng để đặt tên lót cho con cháu hoàng gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?