Vị vua “máu lạnh” nhất Trung Hoa: Ép chết trọng phụ của mình
Cuộc đời Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc luôn đi kèm với những câu chuyện thần thoại.
Top 5 danh tướng giỏi nhất lịch sử Việt Nam / Chân dung 10 hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng nhất lịch sử
Lý giải thân thế Tần Thủy Hoàng
Phác họa hình ảnh Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.
Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ. Theo truyền thuyết, Triệu Cơ từng có thời gian thân mật với thương nhân tên Lã Bất Vi.
Sau này, Triệu Cơ được Lã Bất Vi dâng cho Tử Sở, trở thành Hoàng hậu nước Tần.
Liên quan đến bí ẩn thân thế Tần Thủy Hoàng, cuốn sử ký có chép, Tần Vương Chính là do Tần Trang Tương Vương Tử Sở và Triệu Cơ sinh ra. Nhưng lúc Lã Bất Vi mang Triệu Cơ hiến tặng cho Tử Sở, thì đã biết được bà có mang, cũng có nghĩa là rất có khả năng Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi.
Trong cuốn Hán thư nổi tiếng, sử gia thời Đông Hán Ban Cố đã gọi Doanh Chính là con riêng của Lã Bất Vi. Câu chuyện này lưu truyền qua dân gian và được biết đến sâu rộng cho tới ngày nay.
Cái chết khó tránh khỏi với Lã Bất Vi
Nhân vật Lã Bất Vi (trái) trong phim truyền hình Trung Quốc. |
Năm 251 TCN, Tử Sở lên làm vua nước Tần. Giữ đúng lời hứa, Tử Sở phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, quyền lực dưới một người, trên vạn người.
Dưới thời Lã Bất Vi, nhà Tần ngày càng trở thành thế lực mạnh mẽ, tạo nên xu hướng thống nhất thiên hạ không gì có thể ngăn được.
Tần Thủy Hoàng khi đó mới 13 tuổi lên làm vua. Kể từ đây, Lã Bất Vi liên tiếp mắc những sai lầm không thể tha thứ.
Trước khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng bắt cải cách đất nước toàn diện. Con người theo tư tưởng buôn bán, luôn đặt lợi ích lên hàng đầu như thừa tướng Lã Bất Vi trở thành cái gai trong mắt.
Tần Thủy Hoàng không thể để Lã Bất Vi "một tay che bầu trời".
Theo các học giả Trung Quốc, vụ bê bối liên quan đến thái hậu Triệu Cơ và “hoạn quan” Lao Ái chỉ là giọt nước tràn ly, khiến Tần Thủy Hoàng quyết tâm loại trừ trọng phụ.
Theo sử gia Tư Mã Quang, Tần vương giết Lã Bất Vi thực chất chỉ vì muốn che đậy xuất thân không chính đáng của mình. Tuy nhiên, quan điểm này thiếu các dẫn chứng thuyết phục. Các nhà sử học cũng không chứng minh được rằng, liệu Tần Thủy Hoàng có coi Lã Bất Vi là cha hay không.
Theo trang mạng Qulishi, trước sự can ngăn của các quan trong triều, Tần Thủy Hoàng chỉ phế bỏ chức tướng quốc của Lã Bất Vi. Tần vương thậm chí còn phong ấp cho Văn Tín Hầu Lã Bất Vi ở Hà Nam, để trọng phụ có thể an hưởng tuổi già trong giàu sang.
Về ở Hà Nam, Lã Bất Vi “ngựa quen đường cũ”, giao thiệp với không ít khách quý, bao gồm cả sứ giả các nước chư hầu. Đoàn người đứng chờ gặp Lã Bất Vi kín cả bên ngoài khiến Tần Thủy Hoàng hết sức tức giận.
Năm 235 TCN, Tần Thủy Hoàng gửi thư viết: “Ông có công gì với Tần, mà Tần phong ông ở Hà Nam, ăn thuế của mười vạn hộ. Ông thân thích gì với Tần mà hiệu là trọng phụ?”
Đọc thư, Lã Bất Vi hiểu rằng, ông đã mắc sai lầm không thể tha thứ, và Tần Thủy Hoàng cũng không còn coi ông là trọng phụ như xưa. Trên đường rời khỏi Hà Nam, Lã Bất Vi đã uống thuốc độc tự tử.
Có thể nói, vua Tần Thủy Hoàng không thể làm ngơ trước việc Lã Bất Vi dùng mọi cách để thao túng đất nước, dù đó có phải là cha ruột đi chăng nữa.
Theo H.T.H.T/Khỏe & đẹp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Cột tin quảng cáo