Vị vua tài giỏi có tướng mạo khác thường trong lịch sử Việt Nam
DNVN - Lý Thái Tông (29/7/1000 - 3/11/1054) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý, cai trị trong 26 năm (1028–1054). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vị vua tài giỏi này là người có tướng mạo khác thường trong lịch sử Việt Nam.
Sứ giả Việt nào khiến vua Trung Quốc bị 'bẽ mặt'? / 5 dũng tướng tài ba nhất lịch sử cổ đại Việt Nam: Bất ngờ với Quang Trung
>> Xem thêm: “Bí ẩn” khiến 7 nàng công chúa tóc mây gặp phải "tấn" bi kịch: Đến chết vẫn không có một tấm bia mộ tử tế
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lý Thái Tông là danh nhân tuổi Tý đầu tiên từng làm vua nước Việt. Ông sinh năm Canh Tý (1000), là con trưởng của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Lý Thái Tông có tên húy là Lý Phật Mã. Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông cai trị đất nước trong khoảng 26 năm (1028-1054). Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng “lúc mới sinh, sau gáy nhà vua xuất hiện 7 nốt ruồi chụm lại như chòm sao Bắc Đẩu”. Đây được xem là tướng mạo khác thường của Lý Thái Tông. Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của Nhà Lý.
Lý Thái Tông là con trưởng của vua Lý Thái Tổ. Mẹ ông là hoàng hậu họ Lê. Về sau, các nhà nghiên cứu lịch sử dựa theo các thần tích, thần phả Hán Nôm ở khu vực Cố đô Hoa Lư khẳng định mẹ Lý Phật Mã là Lê Thị Phất Ngân, con gái vua Lê Hoàn và hoàng hậu Dương Vân Nga. Như vậy, ông được cho là cháu ngoại của vua Lê Hoàn.
>> Xem thêm: Những đại dịch khủng khiếp từng càn quét Trung Quốc thời cổ đại: 1 tháng 2 triệu người đã oan khuất bỏ mạng

Tranh minh họa vua Lý Thái Tông.
Lý Thái Tông là người có thiên tư đĩnh ngộ, thông lục nghệ, tinh thao lược, gặp lúc trong nước có nhiều giặc giã, quen việc dùng binh, ông thường thân chinh đi đánh đông dẹp bắc. Trong thời gian trị vì của mình, Lý Thái Tông từng dẹp được các cuộc nổi loạn trong nước, thu phục quân Chiêm Thành, Ai Lao quấy nhiễu biên thùy.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", thái tử Lý Phật Mã lên ngôi sau sự kiện “loạn tam vương”. Đây là cuộc nổi loạn của 3 vị hoàng tử con trai Lý Công Uẩn, tranh giành ngôi báu với Lý Phật Mã sau khi vua Lý Thái Tổ qua đời. Cuối cùng, có đình thần bảo vệ, hoàng tử Phật Mã bảo vệ được ngôi báu do cha truyền lại.
>> Xem thêm: Phi tần lẳng lơ hạng nhất trong lịch sử Trung Hoa: Cắm sừng vị vua tài hoa và nhận kết cục thảm thương
Khi loạn tam vương nổ ra, thái tử Lý Phật Mã bị quân của 3 hoàng tử triều Lý vây hãm, tìm bắt, hãm hại ông. Lê Phụng Hiểu ra tay dẹp loạn, giết chết Vũ Đức Vương, bảo vệ di chiếu của Lý Thái Tổ, đưa Lý Phật Mã lên ngôi.
Theo sách “Hỏi đáp về mọi chuyện khoa học xã hội”, năm Nhâm Thìn (1052), vua Lý Thái Tông cho đặt chiếc trống lớn ở sân Rồng rồi ban chiếu cho nhân dân, ai có oan sai cứ đến gõ trống, vua sẽ sai quan ra giải quyết. Nếu cần, đích thân vua sẽ xem xét mọi việc. Đây là điển tích đẹp trong lịch sử phong kiến Việt Nam..
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1042, vua Lý Thái Tông cho ban hành luật Hình Thư. Đây chính là bộ luật thành văn đầu tiên của người Việt trong lịch sử.
Doanh Doanh (Tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo