Vị vua thời Lê 1 tuổi đã lên ngôi, chiến công lẫy lừng nhưng bị chính anh ruột sát hại cướp ngôi
Tại sao cục vàng nổi lộ thiên nặng 45 tấn nằm sát Việt Nam nhưng không ai khai thác? / Người phụ nữ tài giỏi bậc nhất lịch sử Việt Nam: Đàn ông vinh dự lắm mới được gặp, bỗng ‘mất tích’ đầy bí ẩn
Vua Lê Nhân Tông sinh ngày 9/6/1441, lập làm hoàng thái tử vào ngày 6/6/1442 và chỉ 4 tháng sau là vào ngày 8/12/1442 chính thức lên ngôi hoàng đế khi mới 1 tuổi 6 tháng. Ông được xem là vị vua nhỏ tuổi nhất lên ngôi, có sự đồng thuận của các đại thần quyền lực bậc nhất triều đình như Trịnh Khả, Lê Thụ và Nguyễn Xí.

Lên ngôi khi còn quá bé nên mẹ của vua Lê Nhân Tông là Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh sau nhiều lần được quần thần dâng biểu cầu xin đã trở thành người buông rèm nhiếp chính, xử lý việc nước thay con trai. Bà có công lớn khi trọng dụng quân thần giỏi đi đánh quân Chiêm xâm lược vào năm 1444 và 1445 và giành thắng lợi. Tiếp tục đến năm 1448, quốc gia Bồn Man chịu nội thuộc Đại Việt nên vua và Hoàng Thái hậu đã sáp nhập Bồn Man trở thành châu Quỳ Hợp của nhà nước Đại Việt. Có thể nói, thời vua Lê Nhân Tông, nước ta không chỉ hai lần đánh đuổi quân Chiêm khỏi bờ cõi mà còn phát triển giao thông vận tải khi đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, tạo thuận lợi cho giao thông vận tải.
Ngày 21/2/1453, Lê Nhân Tông chính thức tự mình coi chính sự, đổi niên hiệu, đại xá. Trong Đại Việt sử ký có ghi lại rằng:"Các điều lệnh ân xá có: tăng chức một bậc cho các công thần Lê Lễ, Lê Bị, Lê Triện. Cấp một trăm mẫu quan điền cho bọn Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khả (tức Trịnh Khả), Lê Khiêm và Trịnh Khắc Phục, đồng thời cứu giúp những kẻ không vợ, góa chồng, mồ côi, cô đơn và biểu dương những người chồng nghĩa khí, người vợ trinh tiết".Không những vậy, trong khoảng thời gian đích thân trị vì, vua liên tục ra lệnh ân xá, khuyến khích nông nghiệp, miễn giảm thuế khóa để nhân dân được ấm no, sung túc hơn.

Thế nhưng sau 17 năm tại vị, Lê Nhân Tông đã bị anh ruột của mình làLê Nghi Dân sát hại. Lê Nghi Dân vốn là con trưởng của vua Lê Thái Tông và bà Dương Thị Bí, từng được lập làm hoàng thái tử nhưng vì mẹ kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì nên bị truất ngôi xuống làm Lạng Sơn vương. Trong khi Lê Nhân Tông không mảy may đề phòng anh ruột thì Lê Nghi Dân lại ngấm ngầm nuôi ý định cướp ngôi. Trong Việt sử giai thoại có ghi chép lại rằng Lê Nghi Dân tập hợp hơn một trăm thủ hạ thân tín cùng nội ứng trong triều là Lê Đắc Ninh, Phạm Đồn, Phạm Ban và Trần Lăng lẻn vào cung đêm 3/10/1459 để giết chết nhà vua. Hôm sau y giết luôn Hoàng Thái hậuNguyễn Thị Anh và một số người khác, rồi tự lập mình làm vua.
Sau đó, nhiều đại thần như Đỗ Bí, Lê Ê, Lê Ngang, Lê Thụ... phẫn nộ tột cùng, lên kế hoạch trả thù Lê Nghi Dân nhưng bị phát hiện nên đã bị giết sạch. Chưa được 1 năm lên ngôi, ngày 6/6/1460, Lê Nghi Dân cùng tay chân thân tín bị các bậc đại thần khác là Nguyễn Xí, Lê Lăng, Đinh Liệt, Lê Niệm, Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Qúy cùng nhiều tướng lĩnh và quan lại hợp lực tiêu diệt. Lê Tư Thành được đưa lên ngôi, lấy hiệu Lê Thánh Tông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát hiện "mỏ vàng" 40 tấn ẩn trong hố nước thải
Phát hiện 1 triệu tấn vàng, bạc, bạch kim... trong hố rác thải
Thành phố có tên gọi dài nhất Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính trong hơn 1 tháng tới
Việt Nam sỡ hữu một trong 5 loại gỗ quý nhất hành tinh, giá hơn 2 tỷ đồng/kg
Vụ nổ sao kỳ bí có thể đã "rèn" ra một hành tinh vàng chỉ trong nửa giây

Loài cây đặc biệt nhất thế giới, nở hoa rồi tự kết thúc 'cuộc đời'