Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Tây Du Ký? Tên gọi nước ta ngày đó và bí ẩn về Tây Thiên không phải ai cũng biết
Mỹ nhân đẹp nhất Tây Du Ký - 'kiếp nạn thứ 82' của Đường Tăng: Cả đời không con nhưng vẫn thanh tú ở tuổi 71 / Loài vật mà Ngô Thừa Ân không dám cho làm yêu quái trong Tây Du Ký
Tây Du Ký không chỉ là tác phẩm để đời, lưu danh tại Trung Quốc mà còn có sức ảnh hưởng rất lớn tại Việt Nam. Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng mang đến nhiều bài học ở thời điểm hiện tại. Nhiều nhân vật trong Tây Du Ký có thật ngoài đời hoặc dựa trên hình tượng từng tồn tại. Trong đó phải kể đến Đường Tăng.
Đường Tăng còn được gọi là Đường Tam Tạng, 1 trong những nhân vật chính của hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh. Ông được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang. Trần Huyền Trang sống dưới thời Đại Đường, được vua Đường Thái Tông mời về giảng kinh thư. Sau này, cũng chính vị vua này đã kết nghĩa huynh đệ với Huyền Trang, tặng cho ông bát vàng, một con ngựa trắng cùng 2 vị sư đi cùng đến Tây Thiên thỉnh kinh.
Cái tên Đường Thái Tông không còn xa lạ gì với nhiều người Việt Nam. Ông được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn: Lý Thế Dân. Vị vua nổi tiếng của Trung Quốc có một người vợ “làm mưa làm gió” trong lịch sử Trung Hoa là Võ Tắc Thiên.
Vậy Tây Thiên có thật hay không? Đây là một địa danh hoàn toàn có thật, hiện nay chính là Taxila – một thị trấn nằm cách thủ đô Islamabad của Pakistan khoảng hơn 30km về phía Bắc.
Năm 647, Đường Huyền Trang của nhà Đường đã đến Taxila để lấy kinh. Vị cao tăng này cũng có thời gian học đạo, nghiên cứu về Phật học ở đại học Na Lan Đà – trung tâm tu học Phật giáo lúc bấy giờ. Sau khi thu thập hơn 600 bộ kinh sách, Đường Huyền Trang về lại Trung Hoa và dành gần 20 năm để phiên dịch 74 bộ kinh sách từ tiếng Phạn sang tiếng Hán.
Quãng đường đi thỉnh kinh năm đó dài khoảng 54.000 km, đi qua nhiều vùng đất như Tân Cương, Afganistan, Pakistan, Nepal, Ấn Độ…
Có thể nhiều người chưa biết, Taxila cũng chính là điểm cuối trên con đường tơ lụa nổi tiếng của hơn 1.400 năm trước. Nó có điểm xuất phát từ kinh đô Trường An của Trung Quốc về hướng Bắc hoặc Nam và điểm cuối của Taxila của Pakistan.
Soi chiếu lịch sử, giai đoạn đó Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba. Giai đoạn này được các sử gia xác định là kéo dài từ năm 602 – năm 905 (hoặc 939). Tên gọi nước ta lúc ấy là An Nam, sau đổi thành Tĩnh Hải Quân.
Trong suốt quãng thời gian bị nhà Đường đô hộ, Việt Nam xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa. Nổi bật nhất phải kể đến cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến vào năm 687, cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 713, cuộc nổi dậy của anh em Phùng Hưng năm 791, cuộc nổi dậy của người Tày – Nùng phía Tây Bắc châu Giao năm 819. Không ít lần quan đô hộ nhà Đường đã phải bỏ phủ để chạy thoát thân. Nhưng nhìn chung các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt sau đó không lâu vì chưa thực sự đủ tiềm lực trụ vững.
Phải đến năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ chiếm được phủ Đại La, tự xưng Tiết độ sứ, được vua Đường thừa nhận thì Việt Nam mới khôi phục lại quyền tự chủ. Đó cũng là cột mốc chấm dứt giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài hơn 300 năm ở nước ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…